Báo Cáo Quan Trắc Môi Trường Định Kỳ

Cập nhật: 22-11-2024||Lượt xem: 131
Quan trắc môi trường định kỳ là một quy trình quan trọng giúp đánh giá chất lượng môi trường và các yếu tố tác động môi trường. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm, quy định và tần suất thực hiện quan trắc môi trường định kỳ, cùng với vai trò quan trọng của các báo cáo quan trắc môi trường.

1. Quan trắc môi trường định kỳ là gì?

Theo khoản 25 Điều 3 Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020 giải thích rằng: “
25. Quan trắc môi trường là việc theo dõi liên tục, định kỳ, đột xuất, có hệ thống về thành phần môi trường, các nhân tố tác động đến môi trường, chất thải nhằm cung cấp thông tin đánh giá hiện trạng môi trường, diễn biến chất lượng môi trường và tác động xấu đến môi trường.”
Quan trắc môi trường là việc các cơ quan, doanh nghiệp đánh giá về thành phần môi trường. Về các thành phần tác động đến môi trường, chất thải nhằm cung cấp thông tin đánh giá hiện trạng môi trường, diễn biến chất lượng môi trường và tác động xấu đến môi trường.
Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ là hình thức đánh giá chất lượng ngắn hạn môi trường

2. Quan trắc môi trường định kỳ được quy định thế nào?

Theo Điều 106 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về quy định chung về quan trắc môi trường như sau:
  • Quan trắc môi trường bao gồm quan trắc chất thải và quan trắc môi trường, được thực hiện thông qua quan trắc tự động, liên tục, quan trắc định kỳ, quan trắc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có phát sinh chất thải ra môi trường phải thực hiện quan trắc theo quy định tại Điều 111 và Điều 112 của Luật này, bảo đảm tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
  • Khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia quan trắc môi trường và công bố thông tin về chất lượng môi trường cho cộng đồng theo quy định của pháp luật. Tổ chức, cá nhân quan trắc môi trường và công bố thông tin về chất lượng môi trường cho cộng đồng chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của thông tin.
  • Hoạt động quan trắc môi trường phải bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng, cung cấp kết quả quan trắc chính xác, tin cậy.
  • Phương tiện, thiết bị quan trắc môi trường phải được kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định của pháp luật về đo lường.

3. Đối tượng phải thực hiện quan trắc môi trường định kỳ

Theo Điều 108 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về đối tượng quan trắc môi trường bao gồm:
  • Môi trường nước gồm nước mặt, nước dưới đất, nước biển;
  • Môi trường không khí xung quanh;
  • Môi trường đất, trầm tích;
  • Đa dạng sinh học;
  • Tiếng ồn, độ rung, bức xạ, ánh sáng.
  • Nguồn thải, chất thải, chất ô nhiễm phải được quan trắc bao gồm:
  • Nước thải, khí thải;
  • Chất thải công nghiệp phải kiểm soát để phân định chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật
  • Phóng xạ;
  • Chất ô nhiễm khó phân hủy phát thải và tích tụ trong môi trường;
  • Các chất ô nhiễm khác.

4. Vai trò của báo cáo quan trắc môi trường định kỳ

Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng môi trường và sức khỏe cộng đồng như sau:
  • Đánh giá chất lượng môi trường: Báo cáo cung cấp thông tin chi tiết về các yếu tố môi trường như chất lượng không khí, nguồn nước, tình trạng ô nhiễm đất và tiếng ồn. Điều này giúp cơ quan chức năng và doanh nghiệp đánh giá được mức độ ảnh hưởng đến môi trường.
  • Dự báo và phòng ngừa: Các báo cáo quan trắc giúp dự báo các vấn đề môi trường có thể phát sinh trong tương lai từ đó có biện pháp phòng ngừa kịp thời.
  • Đảm bảo tuân thủ pháp luật: Các báo cáo này là căn cứ để chứng minh doanh nghiệp, tổ chức đã thực hiện đúng quy định về bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
  • Cải thiện hoạt động sản xuất: Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ cung cấp thông tin quan trọng cho doanh nghiệp để điều chỉnh hoạt động sản xuất, giảm thiểu ô nhiễm và tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên.
Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ đóng vai trò vô cùng quan trọng

5. Nước thải cần phải được quan trắc định kỳ với tần suất như thế nào?

Theo khoản 3 Điều 97 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định về quan trắc nước thải như sau:
Đối với dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động liên tục thì tần suất quan trắc nước thải định kỳ là:
  • 03 tháng/lần đối với trường hợp phải thực hiện đánh giá tác động môi trường
  • 06 tháng/lần đối với trường hợp còn lại.
  • Đối với dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động theo thời vụ thuộc đối tượng thực hiện đánh giá tác động môi trường thì tần suất quan trắc định kỳ là:
  • 01 lần trong trường hợp hoạt động thời vụ từ 03 tháng trở xuống
  • 02 lần trong trường hợp hoạt động thời vụ dài hơn 03 tháng đến 06 tháng
  • 03 lần trong trường hợp hoạt động thời vụ dài hơn 06 tháng đến dưới 09 tháng
  • 04 lần trong trường hợp hoạt động thời vụ dài hơn 09 tháng
  • Bảo đảm thời gian giữa hai lần quan trắc tối thiểu là 03 tháng.
Đối với dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động theo thời vụ không thuộc đối tượng thực hiện đánh giá tác động môi trường thì tần suất quan trắc định kỳ là:
  • 01 lần trong trường hợp hoạt động thời vụ từ 06 tháng trở xuống
  • 02 lần trong trường hợp hoạt động thời vụ dài hơn 06 tháng
  • Bảo đảm thời gian giữa hai lần quan trắc tối thiểu là 06 tháng.

6. Đại Nam - Dịch vụ lập báo cáo quan trắc môi trường uy tín

Để đảm bảo tuân thủ đúng quy định và thực hiện quan trắc môi trường một cách chuyên nghiệp, nhiều doanh nghiệp và tổ chức hiện nay lựa chọn sử dụng dịch vụ lập báo cáo quan trắc môi trường của các công ty chuyên nghiệp. Đại Nam là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ lập báo cáo quan trắc môi trường uy tín với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và hệ thống thiết bị hiện đại. Dịch vụ của Đại Nam không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí mà còn đảm bảo chất lượng báo cáo chính xác và đầy đủ, đáp ứng các yêu cầu pháp lý và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về quan trắc môi trường định kỳ. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngần ngại liên hệ với Đại Nam để được giải đáp và hỗ trợ!

THÔNG TIN LIÊN HỆ