Công nghệ xử lý nước thải UASB

Cập nhật: 25-06-2024||Lượt xem: 4154

Công nghệ xử lý nước thải UASB là một trong những phương pháp mang đến tính hiệu quả cao trong việc xử lý nước thải. Với khả năng xử lý các hợp chất hữu cơ, UASB không chỉ giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường mà còn mang lại lợi ích các lợi ích khác. Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu sâu hơn về nguyên lý hoạt động, ưu điểm và ứng dụng thực tiễn.

1. Tìm hiểu về công nghệ xử lý nước thải UASB là gì?

Công nghệ xử lý nước thải UASB – trong đó UASB là Upflow Anearobic Sludge Blanket: là công nghệ xử lý sinh học kỵ khí. Đây được xem là một trong những quá trình kỵ khí được ứng dụng rộng rãi rộng lĩnh vực xử lý nước thải. 
Trong thực tế, công nghệ xử lý nước thải UASB được dành riêng cho các nguồn nước thải có thành phần ô nhiễm cao và lượng chất rắn thấp. 


Đặc điểm công nghệ xử lý nước thải UASB

Công nghệ xử lý nước thải UASB là gì?

2. Đặc điểm của công nghệ UASB

Qua nhiều công trình nghiên cứu các nhà kỹ sư trong lĩnh vực môi trường nhận thấy công nghệ xử lý nước thải UASB có các đặc điểm chính sau:

  • Các quá trình phân hủy – lắng bùn – tách khí được lắp đặt trong cùng một công trình
  • Hình thành nên các dạng bùn hạt có mật độ vi sinh cao với tốc độ lắng cao hơn bùn hoạt tính thông thường.
 
Bể xử lý nước thải UASB

Bể xử lý nước thải UASB

Với một bể xử lý nước thải UASB thường gồm ba phần: 

  • Hệ thống phân phối nước đáy bể
  • Tầng xử lý, hệ thống tách pha.
Hệ thống phân phối nước đáy bể làm cổng vào cho nước từ dưới lên. Đồng thời còn điều chỉnh để các chất hữu cơ tiếp xúc tối đa với các hạt bùn.
Về bể UASB của công nghệ xử lý nước thải UASB thì thường gồm 2 bộ phận:
  • Hệ thống máng thu nước
  • Hệ thống tách thu khí
Một trong những thông tin cần lưu ý khi xây dựng bể UASB là thường được xây dựng bằng bê tông có dạng hình chữ nhật. Để quá trình tách khí ra khỏi được thuận tiện người ta thường lắp thêm tấm chắn có độ nghiêng >=35 độ.  Công nghệ xử lý nước thải UASB hoạt động càng hiệu quả khi nhiệt độ càng cao vì thế rất phù hợp khi áp dụng tại Việt Nam.
 
Công nghệ xử lý nước thải UASB

Công nghệ xử lý nước thải UASB

Công nghệ xử lý nước thải UASB là bể sinh học kỵ khí ngược dòng. Trong bể UASB, nước thải thường được đưa vào hệ thống qua dòng phân phối vào. Nước thải chuyển động ngược dòng từ dưới lên với vận tốc 0,6 – 0,9m/h. 
Cùng với điều kiện kỵ khí, các chất hữu cơ trong nước thải được phân hủy thành các hợp chất có phân tử nhỏ hơn. Các tấm chắn có sự kết hợp giữa hạt bùn và khí mang nhiệm vụ tách khí, bùn và nước.

3. Vai trò của bùn hạt trong công nghệ xử lý nước thải UASB

Bùn hạt xuất hiện trong hệ thống giúp tăng khả năng xử lý nước thải. Bên cạnh đó, các yếu tố như độ ô nhiễm của nước thải, pH, chất dinh dưỡng, dòng chảy, tải trọng ….cũng giữ vai trò quyết định trong việc hình thành bùn hạt.
 
Quá trình xử lý nước thải bằng công nghệ UASB

Quá trình xử lý nước thải bằng công nghệ UASB

3.1 Quá trình xử lý nước thải của UASB

Trong công nghệ xử lý nước thải UASB, các quá trình phản ứng chủ yếu xảy ra trong điều kiện kỵ khí. Vậy nên Đại Nam sẽ cung cấp đến bạn các thông tin chi tiết về các giai đoạn này.
  • Giai đoạn 1 – Thủy phân, cắt mạch: Nhờ sự có mặt của các vi sinh vật, các phức chất được bẻ gãy kết cấu ban đầu tạo thành các hợp chất đơn giản hoặc hòa tan. Tốc độ của giai đoạn này phụ thuộc vào pH, đặc tính của phức chất.
  • Giai đoạn 2 – Axit hóa: Các chất hòa tan được chuyển hóa thành các acid béo chất dễ bay hơi: CO2, H2, NH3, H2S. Sự hình thành acid béo trong giai đoạn này khiến pH giảm xuống còn 4.0.
  • Giai đoạn 3 – Methane hóa: Chuyển hóa các sản phẩm thành khí Ch4, CO2 nhờ các loại vi khuẩn kỵ khí.

3.2 Điều kiện áp dụng công nghệ xử lý nước thải UASB

Để UASB hoạt động tốt, cần phải hội tụ đủ các điều kiện sau:
  • Bùn nuôi cấy: nồng độ tối thiểu 10kg VSS/m3
  • Hàm lượng chất hữu cơ: COD 50.000mg/l thì cần phải pha loãng nước thải đầu ra.
  • Chất dinh dưỡng: nồng độ N:P:S = 5:1:1
  • Hàm lượng chất rắn lơ lửng: hàm lượng SS lớn không phù hợp cho công nghệ xử lý nước thải UASB
  • Độc tố trong nước thải: UASB không thích hợp với các loại thải có nồng độ các độc tố cao. Hàm lượng amoni>2000mg/l, sulphate >500mg/l hoặc nồng độ muối 5.00 -15.000 mg/l được xem là không phù hợp với phương pháp này.

4. Ưu điểm của công nghệ xử lý nước thải UASB là gì?

  • Không tốn nhiều năng lượng
  • Xử lý được COD lên đến 15.000mg/l
  • Thu hồi được khí từ quá trình sinh học
  • Khả năng chịu được tải lớn
  • Tiết kiệm diện tích
  • Bùn kỵ khí có thể hồi phục và hoạt động lại sau khi ngưng hoạt động

5. Nhược điểm của công nghệ xử lý nước thải UASB

  • Khởi động tương đối lâu. 
  • Lượng khí sinh ra không ổn định
  • Nuôi cấy bùn trong công nghệ xử lý nước thải UASB không dễ và thích nghi lâu

6. Lưu ý khi dùng bể UASB

UASB hoạt động tốt khi bạn có thể đảm bảo các yếu tố sau:
  • Bùn kỵ khí có đặc tính  lắng tương đối tốt
  • Có bộ phận tách khí – rắn
  • Đảm bảo được sự tiếp xúc tốt giữ nước thải và bùn sinh học. 
Về mức độ ứng dụng, UASB có thể phù hợp cho các nguồn nước thải có nồng độ CD từ trung bình đến cao: nhà máy thủy sản, nhà máy bia, dệt nhuộm, sản xuất thực phẩm…
Nếu vẫn thắc mắc về công nghệ xử lý nước thải UASB hoặc đang tìm một phương pháp xử lý thích hợp bạn có thể liên hệ với Đại Nam ngay hôm nay để nhận được những ưu đãi hấp dẫn nhé.
 
Mọi thông tin cần tư vấn vui lòng liên hệ công ty TNHH Giải Pháp Môi Trường ĐẠI NAM để được tư vấn miễn phí.

---------------------

HOTLINE: 0909 378 796
ĐỊA CHỈ: 144 CHU VĂN AN , PHƯƠNG 26, QUẬN BÌNH THẠNH, TP. HỒ CHÍ MINH

THÔNG TIN LIÊN HỆ