Quy chuẩn xử lý nước thải ra môi trường là hạn mức được Nhà nước ban hành nhằm mục đích đưa ra tiêu chuẩn tối đa về nồng độ ô nhiễm được cho phép. Quy chuẩn này không chỉ đảm bảo an toàn về chất lượng nước thải mà còn giảm thiểu những tác động tiêu cực đến với môi trường. Cùng Môi trường Đại Nam tìm hiểu ngay về các quy chuẩn xả thải mới nhất.
1. Cập nhật các quy chuẩn nước xả được Nhà nước ban hành
1.1 QCVN 14 : 2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt
Cmax là giá trị tối đa về nước thải sinh hoạt khi thải ra nguồn nước được nhà nước cấp phép theo quy định:
Cmax = C x K
Trong đó,
-
Giá trị C được quy định theo cột A sẽ trở thành cơ sở tính toán cho phép nước thải sinh hoạt khi thải ra nguồn nước đảm bảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt).
-
Giá trị C được quy định theo cột B sẽ trở thành cơ sở tính toán nhưng không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt hoặc vùng nước biển ven bờ).
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt
1.2 QCVN 28 : 2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế
Với nước thải y tế được áp dụng theo công thức tính Cmax cho phép nước thải xả ra nguồn tiếp nhận theo công thức sau:
Cmax = C x K
-
Cột A quy định giá trị C làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong nước thải y tế khi thải vào các nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
-
Cột B quy định giá trị C làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong nước thải y tế khi thải vào các nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế
1.3 QCVN 40 : 2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp
Quy chuẩn nước thải công nghiệp QCVN 40:2011/BTNMT do Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biên soạn cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào nguồn tiếp nhận nước thải được tính toán như sau:
Cmax = C x Kq x Kf
Trong đó:
-
Cmax là giá trị tối đa cho phép của thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào nguồn tiếp nhận nước thải.
-
C là giá trị của thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp.
-
Kq là hệ số nguồn tiếp nhận nước thải quy định.
-
Kf là hệ số lưu lượng nguồn thải quy định với tổng lưu lượng nước thải của các cơ sở công nghiệp khi xả vào nguồn tiếp nhận nước thải.
Xem thêm: Những quy định về nước thải sinh hoạt theo QCVN 14:2008
1.4 QCVN 12 – MT : 2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp giấy và bột giấy
Với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp giấy và bột giấy về các thông số ô nhiễm trong nước thải được tính theo công thức sau:
Cmax = C x Kq x Kf
Trong đó:
-
Cmax là giá trị tối đa cho phép của thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp giấy và bột giấy khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải.
-
C là giá trị của thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp giấy và bột giấy.
-
Kq là hệ số nguồn tiếp nhận nước thải quy định.
-
Kf là hệ số lưu lượng nguồn thải quy định.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp giấy và bột giấy
1.5 QCVN 13 – MT : 2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp dệt nhuộm
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp dệt nhuộm cho phép nước thải công nghiệp dệt nhuộm khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải được tính theo công thức sau:
Cmax = C x Kq x Kf
Trong đó:
-
Cmax là giá trị tối đa cho phép của thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp dệt nhuộm khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải.
-
C là giá trị của thông số ô nhiễm trong nước thải dệt nhuộm.
-
Kq là hệ số nguồn tiếp nhận nước thải quy định.
-
Kf là hệ số lưu lượng nguồn thải quy định.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp dệt nhuộm
1.6 QCVN 01 – MT : 2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sơ chế cao su thiên nhiên
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sơ chế cao su thiên nhiên về các thông số ô nhiễm trong nước thải được áp dụng theo công thức sau:
Cmax = C x Kq x Kf
Trong đó:
-
C max là giá trị tối đa cho phép của thông số ô nhiễm trong nước thải sơ chế cao su thiên nhiên khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải.
-
C là giá trị của thông số ô nhiễm trong nước thải sơ chế cao su thiên nhiên.
-
Kq là hệ số nguồn tiếp nhận nước thải quy định.
-
Kf là hệ số lưu lượng nguồn thải quy định.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sơ chế cao su thiên nhiên
1.7 QCVN 62 – MT : 2016/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi được chấp nhận khi xả thải ra nguồn nước sẽ được tính theo công thức sau:
Cmax = C × Kq × Kf
Trong đó:
-
Đối với các cơ sở chăn nuôi có tổng lượng nước thải nhỏ hơn 2m³/ngày cần lắp hệ thống thu gom, hệ thống lắng, ủa nước thải.
-
Đối với các cơ sở chăn nuôi có tổng lượng nước thải lớn hơn 2m³ ngày cần lắp hệ thống thu gom, hệ thống xử lý chất thải và đệm lót sinh học.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi
2. Quy chuẩn về mức phạt khi vi phạm
Đối với hành vi xả nước thải ra môi trường khi chưa đạt tiêu chuẩn hoặc nồng độ chất ô nhiễm đã vượt quá quy định gây ảnh hưởng đến đời sống và sức khỏe của cộng đồng xung quanh. Tùy theo tính chất của sự việc mà nhà nước sẽ đưa ra những mức phạt cụ thể. Trong đó số tiền phạt mà doanh nghiệp cần phải nộp là từ 3.000.000 cho đến 1.000.000.000 đồng. Với những trường hợp nặng hơn gây tác động xấu đến môi trường và khó có thể xử lý thì doanh nghiệp còn có thể bị đình chỉ hoạt động.
Xem thêm: Top 4 giải pháp xử lý bùn thải hiệu quả cao nhất
Môi trường đại Nam là một trong những đơn vị thiết kế, thi công và lắp đặt hệ thống xử lý nước thải đạt được các quy chuẩn đầu ra theo quy định của pháp luật. Với kiến thức và nhiều năm kinh nghiệm của mình, chúng tôi sẵn sàng đem đến dịch vụ tư vấn miễn phí và đưa ra các biện pháp xử lý hệ thống nước thải phù hợp nhất đến với doanh nghiệp. Vì thế, hãy liên hệ với chúng tôi tại hotline: 0909 378 796