Giấy phép môi trường là một trong những quy định mà các doanh nghiệp cần tuân theo nằm tại Luật BVMT 2020 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2022). Sau đây, Môi trường Đại Nam sẽ tổng hợp những thông tin cần biết về quy định, yêu cầu và những cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường hiện nay.
1. Tìm hiểu giấy phép môi trường là gì?
Theo Khoản 8, Điều 3 Luật BVMT 2020, giấy phép môi trường là văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Giấy phép này cho phép:
-
Xả chất thải ra môi trường.
-
Quản lý chất thải nguy hại.
-
Nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất.
Đồng thời, doanh nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu bảo vệ môi trường và vận hành hệ thống xử lý nước thải theo quy định pháp luật.

Tìm hiểu sơ lược về giấy phép môi trường là gì
1.1. Giấy phép môi trường bao gồm những gì?
Giấy phép môi trường hiện nay tích hợp các giấy tờ sau đây:
-
Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường.
-
Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước (theo Luật Tài nguyên nước).
-
Giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi (theo Luật Thủy lợi).
-
Giấy phép xả khí thải công nghiệp.
-
Giấy phép xử lý chất thải nguy hại.
-
Giấy xác nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất.
-
Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại.
1.2. Những quy định bắt buộc khi xin giấy phép môi trường
Đối tượng cần cấp giấy phép:
-
Các dự án đầu tư thuộc Nhóm I, II, III theo quy định tại Phụ lục III Nghị định 08/2022/NĐ-CP, có phát sinh nước thải, khí thải, bụi, chất thải nguy hại cần quản lý.
-
Khu sản xuất, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, trung tâm dịch vụ tập trung.
-
Các cơ sở hoạt động có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường mức độ trung bình đến cao.
Lưu ý:
Một số ngành nghề đặc thù (chế biến thủy sản, sản xuất hóa chất, luyện kim, v.v.) luôn thuộc đối tượng cấp phép dù quy mô nhỏ.
Các trường hợp miễn giấy phép:
-
Dự án đầu tư công khẩn cấp.
-
Cơ sở không phát sinh chất thải ra môi trường đáng kể theo quy định.
Thời điểm cấp phép:
-
Dự án lập ĐTM: Phải có giấy phép môi trường trước khi vận hành thử nghiệm công trình bảo vệ môi trường.
-
Dự án không lập ĐTM: Phải có giấy phép môi trường trước khi cơ quan chuyên môn phê duyệt hồ sơ nghiên cứu khả thi hoặc cấp phép xây dựng.
-
Cơ sở đang hoạt động trước ngày 01/01/2022: Phải hoàn tất giấy phép môi trường trong vòng 36 tháng (tức hạn chót là ngày 01/01/2025).
Ngoài ra:
Nếu dự án có thay đổi lớn về công suất, công nghệ hoặc tác động môi trường sau vận hành thử, doanh nghiệp phải tiến hành xin điều chỉnh giấy phép môi trường.
1.3. Hồ sơ xin giấy phép môi trường
Doanh nghiệp cần chuẩn bị:
-
Văn bản đề nghị cấp giấy phép môi trường.
-
Báo cáo đề xuất cấp phép môi trường.
-
Hồ sơ pháp lý và kỹ thuật của dự án đầu tư/cơ sở sản xuất/dịch vụ.
-
Các tài liệu về hệ thống xử lý chất thải, quy trình vận hành, cam kết bảo vệ môi trường.

Các tài liệu cần chuẩn bị khi xin giấy phép mới nhất
2. Những cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hồ sơ giấy phép môi trường
-
Bộ Tài nguyên và Môi trường: Cấp phép cho dự án liên quan đến từ 02 tỉnh trở lên hoặc các dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt ĐTM của Bộ.
-
Bộ Quốc phòng, Bộ Công an: Cấp phép cho các dự án bí mật quốc phòng, an ninh.
-
UBND cấp tỉnh (hoặc ủy quyền cho Sở TN&MT): Cấp phép cho dự án nhóm II, III và một số trường hợp đặc biệt.
-
UBND cấp huyện: Cấp phép cho các cơ sở còn lại (nhóm IV).

Công ty Môi trường Đại Nam đảm bảo hỗ trợ A-Z về giấy phép môi trường
Tuy đã nắm được phần nào nội dung về giấy phép môi trường. Tuy nhiên, tùy vào từng lĩnh vực, ngành nghề của dự án mà sẽ có những điểm khác nhau trong thủ tục hồ sơ giấy phép môi trường.
Chính vì vậy, quý doanh nghiệp cần tìm một công ty môi trường uy tín để có thể tư vấn việc soạn thảo hồ sơ, nộp hồ sơ đến cơ quan nhà nước, theo dõi và lấy kết quả giấy phép môi trường. Công ty TNHH Giải pháp Môi trường Đại Nam với gần 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực môi trường, đặc biệt tự tin về lĩnh vực lập hồ sơ môi trường có thể giải quyết hết các vấn đề nêu trên cho quý doanh nghiệp của bạn. Liên hệ với chúng tôi tại hotline: 0909 378 796
3. Những dự án GPMT mà Đại Nam đã thực hiện:
-
Giấy phép hoạt động toà nhà Bitexco Financial Tower Quận 1 - Thành phố Hồ Chí Minh.
-
Giấy phép môi trường khu đô thị Sài Gòn Bình An- TP.Thủ Đức, TP.HCM
-
Giấy phép môi trường chung cư An Bình - Tỉnh Bình Dương
-
Giấy phép môi trường khu chung cư Ngôi Sao - Tỉnh Bình Dương
-
Giấy phép môi trường khu nhà ở Lan Anh - Tỉnh Bình Dương
-
Giấy phép môi trường khu chung cư Ngôi Sao - Tỉnh Bình Dương
-
Giấy phép môi trường khu nhà ở Thăng Long House - Tỉnh Bình Dương
-
Giấy phép môi trường khu nhà ở Kim Kim Trần - Tỉnh Bình Dương
-
Giấy phép môi trường khu dân cư Lê Thành, An Lạc - Quận Bình Tân, TP. HCM
-
Giấy phép môi trường toà nhà Somerset Chancellor Court - Quận 1, TP. HCM
-
Giấy phép môi trường nhà máy chế biến trái cây Nova - Tỉnh Đồng Tháp
-
Giấy phép môi trường & ĐTM - Nhà máy XLNT tập trung KCN Phúc Long - Tỉnh Long An
-
Giấy phép môi trường nhà máy sản xuất màng nhựa và bao bì có công suất 60.000 tấn sản phẩm/năm của Công ty TNHH Accredo Asia - Bình Dương
-
Giấy phép hoạt động nhà xưởng sản xuất văn phòng phẩm với công suất 1.000.000 sản phẩm/năm (tương đương 90.000 tấn/năm) của Công ty ClearWater Metal Việt Nam - tỉnh Bình Dương,....