Thủ tục cấp Giấy phép môi trường theo Luật BVMT 2020

Ngày đăng: 26-06-2024||Lượt xem: 2807

 

Giấy phép môi trường là một văn bản hồ sơ pháp lý quan trọng, không thể thiếu đối với các tổ chức và cá nhân có các hoạt động xả chất thải ra môi trường và quản lý chất thải. Thủ tục cấp Giấy phép môi trường theo Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020 bao gồm nhiều bước và yêu cầu cụ thể. Vậy hồ sơ thủ tục cấp Giấy phép môi trường theo quy định mới nhất bao gồm những gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua những thông tin mà Đại Nam chia sẻ dưới đây.

1. Thông tin về thủ tục cấp Giấy phép môi trường

Tại khoản 1 điều 43 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về hồ sơ cấp giấy phép môi trường bao gồm:

  • Văn bản đề nghị cấp giấy phép môi trường.
  • Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường.
  • Tài liệu pháp lý và kỹ thuật khác của dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp.

Đối với tài liệu pháp lý và kỹ thuật khác được quy định tại khoản này được hướng dẫn cụ thể và chi tiết hơn tại khoản 1 Điều 29 Nghị định 08/2022/NĐ-CP:

  • Đối với dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường: bản sao báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, đầu tư công, đầu tư theo phương thức đối tác công tư, xây dựng.
  • Đối với dự án đầu tư, cơ sở không thuộc quy định tại điểm a khoản này: chủ dự án, cơ sở không phải nộp tài liệu pháp lý và kỹ thuật khác trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường.

2. Trình tự và thủ tục cấp giấy phép môi trường:

Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về trình tự, thủ tục cấp giấy phép môi trường tại khoản 2 Điều 43 như sau:

  • Chủ dự án đầu tư, cơ sở gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 41 của Luật này. Hồ sơ được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến.
  • Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường có trách nhiệm tổ chức tiếp nhận và kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ; công khai nội dung báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường, trừ thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; tham vấn ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; kiểm tra thực tế thông tin dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp; tổ chức việc thẩm định, cấp giấy phép môi trường.

Quy trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục cấp Giấy phép môi trường và thông báo kết quả được thực hiện trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc gửi bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến theo đề nghị của chủ dự án đầu tư, cơ sở.

  • Trường hợp dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi, cơ quan cấp giấy phép môi trường phải lấy ý kiến bằng văn bản và đạt được sự đồng thuận của cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi đó trước khi cấp giấy phép môi trường;
  • Trường hợp dự án đầu tư, cơ sở nằm trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, cơ quan cấp giấy phép môi trường phải lấy ý kiến bằng văn bản của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp đó trước khi cấp giấy phép môi trường.

3. Thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường

Thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường tại khoản 2 Điều 29 Nghị định 08/2022/NĐ-CP đã quy định cụ thể như sau:

  • Chủ dự án đầu tư thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường sau khi đã hoàn thành công trình xử lý chất thải cho toàn bộ dự án hoặc cho từng phân kỳ đầu tư của dự án (nếu dự án có phân kỳ đầu tư theo từng giai đoạn) hoặc cho hạng mục công trình xử lý chất thải độc lập của dự án.
  • Chủ dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường tự quyết định thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường sau khi có đầy đủ hồ sơ theo quy định.
  • Chủ dự án đầu tư quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường đang vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải theo quy định của pháp luật trước ngày Luật Bảo vệ môi trường có hiệu lực thi hành tự quyết định thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường để bảo đảm thời điểm phải có giấy phép môi trường sau khi kết thúc vận hành thử nghiệm nhưng chậm nhất trước 45 ngày đối với trường hợp thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của cấp bộ, trước 30 ngày đối với trường hợp thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, tính đến thời điểm phải có giấy phép môi trường.

Trường hợp không bảo đảm thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường theo quy định tại điểm này, chủ dự án đầu tư phải có thông báo gia hạn thời gian vận hành thử nghiệm theo quy định tại điểm c khoản 6 Điều 31 Nghị định này để được cấp giấy phép môi trường sau khi kết thúc vận hành thử nghiệm;

  • Chủ cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp tự quyết định thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường để bảo đảm thời điểm phải có giấy phép môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường và Nghị định này nhưng chậm nhất trước 45 ngày đối với trường hợp thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của cấp bộ, trước 30 ngày đối với trường hợp thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, tính đến thời điểm phải có giấy phép môi trường.

Thủ tục cấp giấy phép môi trường theo luật BVMT 2020

Vừa rồi là những thông tin về hồ sơ thủ tục cấp giấy phép môi trường theo luật BVMT 2020 mà Đại Nam cung cấp. Ngoài ra, Quý khách có thể tìm hiểu thêm về Giấy phép môi trường bao gồm những gì?
Công ty chúng tôi với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực môi trường cùng đội ngũ nhân viên tận tình, nhiệt huyết có thể giải quyết được các vấn đề về như tư vấn Luật Bảo vệ môi trường mới, hỗ trợ lập hồ sơ môi trường, giấy phép môi trường Hãy liên hệ với Đại Nam thông qua số hotline: 0909 378 796

THÔNG TIN LIÊN HỆ