Việc lắp đặt hệ thống bể xử lý nước thải công nghiệp là một phần không thể thiếu để bảo vệ môi trường hoặc tái sử dụng nguồn nước. Hãy cùng Môi trường Đại Nam tham khảo về vấn đề trên để lựa cho mình các mẫu mã, dạng bể phù hợp với ngân sách cho công ty của mình!
1. Khái niệm về bể xử lý nước thải công nghiệp
Các cụm bể xử lý nước thải công nghiệp là một phần không thể thiếu trong quá trình loại bỏ các chất gây ô nhiễm trong nhà máy. Mục đích chính là làm sạch để đảm bảo nước thải ra bên ngoài được loại bỏ các chất hữu cơ, vi khuẩn, vi sinh vật và các hợp chất hóa học.
Hiện tại, mỗi bể được chế tạo từ các vật liệu đặc biệt phù hợp với từng hệ thống xử lý khác nhau. Thông thường, chúng sẽ được thiết kế theo hệ thống sẽ bao gồm: bể lắng, bể kỵ khí, bể kỵ sinh học, hệ thống lọc, và các thiết bị tiên tiến khác.
Tìm hiểu về bể xử lý nước thải công nghiệp
2. Một số lý do nên xây dựng bể nước thải công nghiệp
Việc lắp đặt bể xử lý nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường. Dưới đây là những lý do chính tại sao việc lắp đặt bể xử lý nước thải là cần thiết:
-
Góp phần bảo vệ môi trường: Nước thải gây ô nhiễm trầm trọng đối với môi trường nước, đất và không khí. Vì vậy, việc loại bỏ các chất gây ô nhiễm như vi khuẩn, chất độc hại là điều không nên bỏ qua..
-
Đúng pháp luật: Luật môi trường có quy định rất nghiêm ngặt đối với các công ty, doanh nghiệp hay hộ gia đình về việc thải nước bẩn chưa qua xử lý ra môi trường. Bên cạnh đó, chính sách phạt khi vi phạm cũng khá cao nên việc lắp đặt hệ thống xử lý nước thải sẽ giúp bạn tránh được các hậu quả pháp lý nhằm tuân thủ đúng luật.
-
Thiết kế hiện đại: Các loại bể ngày nay được thiết kế để phù hợp với mọi công nghệ xử lý nước thải công nghiệp. Sự tiên tiến trong thiết kế giúp tối ưu hóa quá trình xử lý và nâng cao hiệu suất giúp doanh nghiệp ứng dụng lâu dài.
-
Tiêu chuẩn cao: Với năng suất làm việc liên tục nên việc thiết kế bể xử lý cần đạt chuẩn, không gây ra rò rỉ hoặc sự hỏng hóc trong quá trình sử dụng. Điều này đảm bảo tính hiệu quả và an toàn cho môi trường.
3. Tổng hợp các bể xử lý nước thải công nghiệp phổ biến và hiệu quả
Nước thải công nghiệp là nước thải từ các nhà máy xí nghiệp, doanh nghiệp. Vì thế mà chúng chứa nhiều chất độc hại và khó xử lý. Dưới đây là các loại bể xử lý nước thải được xây dựng nhiều nhất:
Các cụm bể xử lý nước thải công nghiệp hiện nay
3.1 Bể thu gom
Bể thu gom loại bỏ các tạp chất lớn như rác và các vật liệu rắn khác. Bằng cách sử dụng song chắn rác, bể thu gom ngăn tạp chất trôi ra các bước xử lý tiếp theo.
3.2 Bể điều hòa
Bể điều hòa đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì nồng độ và lưu lượng nước thải ổn định. Để đảm bảo hiệu suất lắng cặn tốt, bể này sử dụng hệ thống máy thổi khí và sục khuấy để tránh tình trạng lắng cặn và tạo điều kiện tối ưu cho các quá trình xử lý sau đó.
3.3 Bể lắng
Bể lắng là nơi nước thải được giữ lại trong khoảng thời gian nhất định, cho phép các tạp chất nặng lắng xuống dưới đáy. Với chiều sâu từ 3m trở lên giúp thu gom bùn và đảm bảo thời gian lưu nước đủ lớn để đạt hiệu suất lắng tốt.
3.4 Bể chứa bùn
Sau khi qua các bước xử lý, bùn thải được lưu trữ trong bể chứa bùn. Các hệ thống này được trang bị máy ép bùn để nhanh chóng khô và thu nhỏ kích thước của bùn, giúp quản lý bùn thải một cách hiệu quả và tiết kiệm diện tích.
3.5 Bể khử trùng
Trước khi nước thải được xả ra nguồn tiếp nhận cuối cùng, sẽ đi qua bể khử trùng để diệt khuẩn và các tác nhân gây bệnh. Thường sử dụng Chlorine hoặc các chất khử trùng khác, đảm bảo rằng nước thải được xả ra là an toàn cho môi trường và sức khỏe con người.
4. Một vài lưu ý khi thi công bể xử lý nước thải công nghiệp
Khi thi công bể xử lý nước thải công nghiệp, có một số lưu ý quan trọng mà các nhà thầu, kỹ sư và chủ doanh nghiệp cần xem xét để đảm tính an toàn cho dự án.
4.1 Có mùi hôi
Đây là một trong các sự cố thường gặp khi xây dựng hệ thống xử lý nước thải. Mùi này thường có trong khoảng thời gian đầu lắp đặt, xuất hiện trong bể điều hòa, bể lắng thứ cấp, hoặc do bùn tích tụ. Nhất là khi bùn bị tích tụ lâu dài mà không được dọn dẹp. Vì vậy, các doanh nghiệp nên tiến hành nạo vét bùn thường xuyên. Việc vệ sinh định kỳ sẽ giúp duy trì hiệu quả của hệ thống và giảm thiểu mùi hôi.
4.2 Máy bơm tắc nghẽn
Nguyên nhân chính là hệ thống xử lý nước thải hoạt động quá công suất, làm cho cánh máy bơm bị tắc nghẽn do mắc phải chất rắn, rác thải. Để giải quyết, các doanh nghiệp nên có cho mình một máy bơm công suất lớn để đề phòng và thường xuyên kiểm tra. Điều này sẽ giúp cho máy bơm hoạt động tốt, tăng tuổi thọ, sử dụng lâu dài.
4.3 Sinh khối
Sinh khối sẫm màu do thiếu oxy trong quá trình sục khí. Lúc này, hãy nên tạm dừng hoặc giảm ngay lượng nước thải bơm vào, lắp đặt thêm hệ thống sục khí để cung cấp oxy liên tục.
Ở tình trạng khối sinh nổi trên mặt nước phải điều chỉnh lượng chất thải đầu vào hợp lý. Nếu sinh khối hình thành hỗn hợp đặc, điều này có thể do thiếu oxy, tải lượng hữu cơ thất thường và biến đổi nồng độ pH. Để khắc phục, cần tăng nguồn cung cấp oxy, điều chỉnh tải lượng hữu cơ và ổn định nồng độ pH trong bể xử lý.
Các lưu ý khi thi công bể xử lý nước thải
Xem thêm: Chi phí xử lý nước thải công nghiệp theo nghị định 53/2020/NĐ-CP
Trên đây là các thông tin chi tiết về bể xử lý nước thải công nghiệp và các biện pháp thi công phổ biến. Nếu Quý Doanh nghiệp đã và đang cần lắp đặt, chi phí để xử lý nước thải hãy liên hệ ngay với Công ty môi trường Đại Nam qua hotline 0909 378 796 để được hỗ trợ nhanh nhất.