Bể Khử Trùng Trong Hệ Thống Xử Lý Nước Thải

Ngày đăng: 04-09-2024||Lượt xem: 227
Bể khử trùng là giai đoạn không thể thiếu trong hệ thống xử lý nước thải hiện đại. Với vai trò tiêu diệt vi khuẩn, virus gây bệnh, công trình đảm bảo chất lượng nước thải đạt chuẩn trước khi thải ra môi trường. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên lý hoạt động, vai trò và ứng dụng trong các ngành công nghiệp.

1. Bể khử trùng là gì?

Sau khi trải qua các giai đoạn xử lý sở bộ, nước thải vẫn còn chứa một lượng vi khuẩn, virus gây bệnh. Bể khử trùng có nhiệm vụ tiêu diệt hoàn toàn các mầm bệnh này, đảm bảo chất lượng nước thải đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường.
Bể khử trùng sẽ tiêu diệt mầm bệnh trong nước thải

2. Nguyên lý hoạt động cơ bản của bể khử trùng

Sau khi nước thải được thu gom sẽ trải qua một loạt các giai đoạn tiền xử lý nhằm loại bỏ các chất ô nhiễm và ổn định chất lượng trước khi tiến vào giai đoạn khử trùng cuối cùng. Thế nên, nguyên lý hoạt động của bể khử trùng gồm:

2.1 Giai đoạn tiền xử lý vật lý

Nước thải ban đầu sẽ được dẫn vào bể tiếp nhận, tại đây, các vật liệu thô có kích thước lớn như rác thải sinh hoạt sẽ được loại bỏ bằng hệ thống chắn rác cơ học. Để ngăn ngừa tình trạng tắc nghẽn đường ống và bảo vệ các thiết bị xử lý tiếp theo, dầu mỡ nổi sẽ được tách khỏi nước thải tại bể tách dầu mỡ chuyên dụng.

2.2 Giai đoạn điều hòa và xử lý sinh học sơ cấp

Nước thải sau khi qua bể tách dầu sẽ được dẫn vào bể điều hòa. Tại đây, lưu lượng cùng nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sẽ được điều hoà cho ổn định, đồng thời một phần lượng chất hữu cơ (BOD, COD) cũng sẽ được phân hủy sơ bộ.
Tiếp theo, nước thải sẽ lần lượt đi qua bể anoxic và bể sinh học hiếu khí. Trong các bể này, dưới tác động của các loại vi sinh vật khác nhau, quá trình phân hủy các loại chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản hơn sẽ diễn ra liên tục, góp phần làm giảm đáng kể mức độ ô nhiễm của nước.
Quá trình xử lý thông qua các bể khử trùng sẽ phân hủy các chất ô nhiễm

2.3 Giai đoạn khử trùng

Sau khi trải qua các giai đoạn xử lý trên, nước thải sẽ được đưa vào bể khử trùng. Tại đây, clo sẽ được đưa vào để tiêu diệt vi khuẩn, virus, đảm bảo chất lượng nước thải đạt tiêu chuẩn xả thải.
Clo được lựa chọn làm chất khử trùng nhờ những ưu điểm như hiệu quả cao, chi phí hợp lý, dễ kiểm soát liều lượng và khả năng ngăn ngừa sự tái nhiễm. NaOCl là chất khử trùng được sử dụng phổ biến do hiệu quả diệt khuẩn cao và giá thành tương đối thấp.
Quá trình khử trùng nước xảy ra qua 2 giai đoạn: đầu tiên, chất khử trùng khuếch tán qua thành tế bào của vi sinh vật, sau đó nó phản ứng với nấm men bên trong tế bào và làm rối loạn quá trình trao đổi chất dẫn đến vi sinh vật bị tiêu diệt
Công đoạn khử trùng cuối cùng đã đưa chất lượng nước thải đạt đến mức tuân thủ nghiêm ngặt tiêu chuẩn QCVN 28:2010/BTNMT (cột A), sẵn sàng để xả thải.

3. Vai trò của bể khử trùng trong hệ thống xử lý nước thải

Bể khử trùng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống xử lý nước thải. Đây là công đoạn cuối cùng, quyết định chất lượng nước thải trước khi xả ra môi trường.

3.1 Tiêu diệt hiệu quả vi sinh vật

Sau khi trải qua các giai đoạn xử lý vật lý và sinh học, một lượng nhỏ vi sinh vật vẫn có thể tồn tại trong nước thải. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe con người và môi trường, bể khử trùng được thiết kế nhằm tiêu diệt hoàn toàn các loại vi khuẩn, virus và ký sinh trùng gây bệnh.

3.2 Ngăn chặn ô nhiễm nguồn nước

Bể khử trùng chính là hàng rào cuối cùng bảo vệ nguồn nước khỏi sự xâm nhập của các chất gây ô nhiễm, đặc biệt là vi sinh vật gây bệnh. Việc đảm bảo chất lượng nước thải đạt tiêu chuẩn trước khi xả ra môi trường sẽ góp phần bảo vệ các hệ sinh thái thủy sinh và duy trì sự cân bằng sinh thái.
Bể khử trùng đóng vai trò then chốt trong việc loại bỏ vi sinh vật gây hại
Đáp ứng tiêu chuẩn quốc gia về chất lượng nước sau xả thải
Tại Việt Nam, tiêu chuẩn QCVN 28:2010/BTNMT quy định chi tiết các chỉ tiêu về vật lý, hóa học và vi sinh vật mà nước thải phải đáp ứng. Bể khử trùng giúp đảm bảo nước thải sau xử lý tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn này, tránh gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.

4. Ứng dụng bể khử trùng trong quá trình xử lý nước thải

Đối với các nhà máy độc lập, bể khử trùng là công trình bắt buộc để đảm bảo chất lượng nước thải trước khi thải ra môi trường. Cụ thể trong các ngành:
  • Sản xuất

  • Dầu khí

  • Khai khoáng

  • Thủy điện

  • Chế biến thực phẩm

  • Xử lý rác thải
Tuy nhiên, đối với các khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung, việc lắp đặt bể khử trùng tại từng nhà máy không phải lúc nào cũng cần thiết. Nước thải sau khi được xử lý sơ bộ tại từng nhà máy sẽ được thu gom và vận chuyển đến một nhà máy xử lý nước thải chung để thực hiện quá trình khử trùng cuối cùng.
Bằng cách tiêu diệt hoàn toàn các mầm bệnh trong nước thải, bể khử trùng góp phần bảo vệ nguồn nước, duy trì cân bằng sinh thái và đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng môi trường. Việc đầu tư vào hệ thống xử lý nước thải hiện đại là một giải pháp bền vững cho vấn đề ô nhiễm môi trường.

THÔNG TIN LIÊN HỆ