Cách Xử Lý Nồng Độ Clo Dư Trong Nước Hiện Nay

Ngày đăng: 09-10-2024||Lượt xem: 64
Cách xử lý nồng độ clo dư là một vấn đề quan trọng trong quá trình xử lý nước, đảm bảo an toàn cho sức khỏe con người. Clo được sử dụng phổ biến để khử trùng nước, tiêu diệt vi khuẩn và các vi sinh vật gây hại. Nhưng để đảm bảo an toàn thì mức Clo trong nước phải ở mức an toàn. Bài viết này sẽ giới thiệu các phương pháp xử lý nồng độ clo hiệu quả, đang được áp dụng rộng rãi trong các hệ thống xử lý nước hiện đại.

1. Clo là gì?

Clo (Cl) là một nguyên tố hóa học, trong tự nhiên, clo không xuất hiện ở dạng nguyên tố mà thường tồn tại dưới dạng hợp chất. Nồng độ clo đề cập đến lượng clo có mặt trong một thể tích nhất định của dung dịch, thường được biểu thị dưới dạng phần triệu (ppm) và phần trăm (%).

Clo thường tồn tại ở dạng hợp chất

2. Tiêu chuẩn của nồng độ Clo trong nước

Theo quy định tại Việt Nam: Theo Quy chuẩn QCVN 01-1:2018/BYT với nồng độ của Clo dư cho phép là 0,3 - 0,5 mg/L.
Theo tiêu chuẩn quốc tế: Theo Tổ chức Y tế Thể giới (WHO) khuyến nghị nồng độ Clo dư từ 0,2 đến 5 mg/L với nồng độ lý tưởng cho chất lượng nước thường là khoảng 0,5 mg/L.

3. Yếu tố ảnh hưởng đến nồng độ của Clo trong nước

  • Nguồn nước: Tính chất của nguồn nước như nước mặt hay nước ngầm có thể tác động đến mức độ clo cần thiết. Nguồn nước ô nhiễm có thể yêu cầu nồng độ clo cao hơn để đạt hiệu quả khử trùng.

  • Nhiệt độ và pH: Nhiệt độ cao và pH kiềm có ảnh hưởng rất nhiều đến nồng độ của clo trong nước. Trong môi trường axit, Clo có thể hoạt động hiệu quả hơn, do đó cần điều chỉnh theo điều kiện nước.

  • Chất hữu cơ: Sẽ phản ứng với Clo làm giảm nồng độ của nó và giảm hiệu quả khử trùng. Do đó, cần phải kiểm soát lượng chất hữu cơ trong nước.

  • Quy trình xử lý nước: Tùy vào quy trình xử lý nước thải mà có ảnh hưởng đến nồng độ của Clo trong nước.

4. Tác hại của việc Clo dư trong nước

Việc dư thừa nồng độ của Clo trong nước sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và môi trường:

Việc Clo dư trong nước sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường

4.1. Ảnh hưởng đến sức khỏe

  • Kích ứng da và mắt: Clo có thể gây ra tình trạng kích ứng da và mắt đặc biệt khi tiếp xúc trực tiếp. Những người có làn da nhạy cảm có thể gặp phản ứng nghiêm trọng hơn.
  • Vấn đề hô hấp: Hít phải hơi clo có thể dẫn đến các vấn đề hô hấp như ho, khó thở hoặc dị ứng
  • Nguy cơ mắc bệnh: Việc tiêu thụ nước có nồng độ clo quá cao có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa như buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy

4.2. Tác hại ảnh hưởng đến môi trường

Ô nhiễm nguồn nước: Nồng độ của clo cao có thể gây hại cho hệ sinh thái nước, làm tổn thương, gây ức chế sự phát triển của các loài sinh vật thủy sinh bao gồm cá và thực vật nước
Tác động đến chất lượng đất: Khi nước có nồng độ clo cao được thải ra môi trường, nó có thể làm giảm chất lượng đất, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây trồng và hệ sinh thái xung quanh.

5. Cách xử lý Clo trong nước hiện nay

5.1. Đun sôi nước

Clo với bản chất là khí, chính vì thế khi đun sôi sẽ bị bay hơi. Cách này sẽ phù hợp với quy môn nhỏ và không loại bỏ được hết Chloramines.

5.2. Chưng cất nước

Chưng cất nước là phương pháp tách nước khỏi các tạp chất bằng cách sử dụng nhiệt độ cao để nước bay hơi, trong khi các tạp chất khác được giữ lại. Trong quá trình này, nước sẽ được đun nóng đến khi chuyển sang dạng hơi. Hơi nước sau đó được làm nguội và ngưng tụ lại trong một thùng chứa để thu được nước tinh khiết.
Để khử Clo hiệu quả qua phương pháp chưng cất, cần thực hiện trong môi trường kín và sử dụng các thiết bị chưng cất phù hợp. Nếu không tuân thủ quy trình đúng cách, chất lượng nước thu được có thể không đạt tiêu chuẩn an toàn.

5.3. Sử dụng than hoạt tính

Than hoạt tính là một vật liệu có khả năng hấp thụ cao, do đó, nó được coi là một phương pháp hiệu quả để loại bỏ Clo dư trong nước máy. Cách thức hoạt động của than hoạt tính là tạo ra lực hấp dẫn để thu hút các phân tử gây mùi, đồng thời hấp thụ các chất bẩn bao gồm cả Clo dư vào bề mặt của nó. Khi đó, các tạp chất sẽ bị giữ lại và không còn tồn tại trong nước.

5.4. Hệ thống lọc thẩm thấu ngược (RO)

Kiểm soát và xử lý nồng độ clo là bước quan trọng để đảm bảo nguồn nước sạch và an toàn cho người sử dụng. Màng lọc RO (Reverse Osmosis) đã được áp dụng rộng rãi trong hệ thống xử lý nước cấp để loại bỏ Clo dư.
Màng lọc RO có khả năng loại bỏ các hạt siêu nhỏ, không chỉ giúp loại bỏ clo mà còn lọc ra nhiều tạp chất và kim loại nặng, mang lại nguồn nước tinh khiết vượt trội. Nhờ vào công nghệ lọc tiên tiến, màng RO cam kết chất lượng nước luôn đạt tiêu chuẩn an toàn, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và doanh nghiệp.

Đại Nam áp dụng công nghệ RO nhằm loại bỏ Clo hiệu quả nhất
Công ty Giải Pháp Môi Trường Đại Nam luôn đi đầu trong việc áp dụng công nghệ hiện đại, nổi bật trong đó là hệ thống màng lọc RO (Reverse Osmosis), một giải pháp tiên tiến giúp loại bỏ hiệu quả nồng độ clo dư thừa, giảm nồng độ Clo trong nước và xử lý các tạp chất có hại. Với công nghệ lọc tinh vi, Đại Nam đảm bảo nguồn nước sau xử lý đúng theo quy chuẩn quy định, đạt các tiêu chuẩn theo yêu cầu cho quý khách hàng.

THÔNG TIN LIÊN HỆ