Với sự phát triển của nền công nghiệp hiện nay, những tác động xấu đến môi trường tự nhiên ngày một tăng dần. Trong đó, nguồn nước đã và đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự ô nhiễm của sự xả thải không đảm bảo an toàn. Thế nên, các doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải mang đến hiệu quả cao và tuân thủ được các Quy chuẩn Nhà Nước. Và bài viết dưới đây sẽ giúp hiểu rõ hơn về hệ thống thu gom xử lý nước thải là gì nhé.
1. Khái niệm hệ thống thu gom xử lý nước thải
Hệ thống thu gom xử lý nước thải là quy trình thu gom, vận chuyển, xử lý và tái sử dụng hoặc thải bỏ nước thải một cách an toàn và hiệu quả. Hiểu rõ về hệ thống giúp chúng ta nhận thức tránh được các vấn đề liên quan đến pháp luật và bảo vệ được môi trường sống. Tùy thuộc vào nguồn gốc và tính chất của nước thải, có nhiều loại hệ thống xử lý khác nhau như:
-
Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt: Xử lý nước thải từ các hộ gia đình, khu dân cư, trường học, bệnh viện...
-
Hệ thống xử lý nước thải công nghiệp: Xử lý nước thải từ các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp...
-
Hệ thống xử lý nước thải y tế: Xử lý nước thải từ các cơ sở y tế, bệnh viện, phòng khám...
Hệ thống thu gom xử lý nước thải là gì?
2. Tại sao doanh nghiệp cần hệ thống thu gom xử lý nước thải?
Việc đầu tư vào hệ thống thu gom xử lý nước thải là một quyết định sáng suốt, mang lại lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp.
2.1 Tránh các hình phạt và rủi ro pháp lý liên quan
Doanh nghiệp không tuân thủ quy định về xử lý nước thải có thể đối mặt với các hình phạt nghiêm khắc như phạt tiền, đình chỉ hoạt động, thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự. Việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn giúp doanh nghiệp tránh được những rủi ro pháp lý không đáng có, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra ổn định.
2.2 Giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước
Nước thải công nghiệp chứa nhiều chất độc hại nếu không được xử lý sẽ gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và hệ sinh thái. Xây dựng hệ thống xử lý nước thải giúp doanh nghiệp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, bảo vệ nguồn nước sạch cho cộng đồng.
2.3 Thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Đầu tư vào hệ thống xử lý nước thải thể hiện cam kết của doanh nghiệp đối với việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Điều này giúp nâng cao hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp trong mắt khách hàng, đối tác và cộng đồng, tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Các nguyên do nên xây hệ thống thu gom xử lý nước thải
3. Các công đoạn chính trong quy trình xử lý nước thải
Quy trình xử lý nước thải bao gồm nhiều công đoạn nhằm loại bỏ các chất ô nhiễm và đảm bảo nước thải đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường. Mỗi công đoạn trong quy trình xử lý nước thải đều đóng vai trò quan trọng trong việc làm sạch nước thải và bảo vệ môi trường.
3.1 Xử lý sơ bộ
Đây là công đoạn đầu tiên, loại bỏ các chất rắn lớn, rác thải, cát, sỏi... bằng các thiết bị như song chắn rác, bể lắng cát. Mục đích là bảo vệ các thiết bị xử lý tiếp theo và giảm tải cho các công đoạn sau.
3.2 Xử lý sinh học
Công đoạn này sử dụng vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải thành các chất vô cơ như CO2, H2O, NH3... Các phương pháp xử lý sinh học phổ biến là bể aeroten, bể kỵ khí, bể UASB...
3.3 Xử lý hóa lý
Sử dụng các phản ứng hóa học và vật lý để loại bỏ các chất ô nhiễm không thể xử lý bằng phương pháp sinh học như kim loại nặng, chất màu, chất độc hại... Các phương pháp thường dùng là keo tụ, tạo bông, tuyển nổi, hấp phụ...
3.4 Xử lý bùn
Bùn là sản phẩm phụ của quá trình xử lý nước thải, chứa nhiều chất hữu cơ và vi sinh vật. Bùn được xử lý bằng các phương pháp như làm đặc, khử nước, ủ phân compost... để giảm khối lượng và tiêu diệt mầm bệnh.
3.5 Xả thải
Nước thải sau khi qua các công đoạn xử lý đạt tiêu chuẩn sẽ được xả ra môi trường tiếp nhận như sông, hồ, biển... Việc xả thải phải tuân thủ các quy định về tiêu chuẩn môi trường để đảm bảo không gây ô nhiễm.
Trong đó, Giải pháp Môi trường Đại Nam là một trong những đơn vị thiết kế và thi công các hệ thống xử lý nước thải hiện đại, đảm bảo đạt tiêu chuẩn theo quy định hiện hành của Nhà nước. Với hơn 10 năm kinh nghiệm, Đại Nam đã xây dựng hơn 100 hệ thống xử lý nước thải đang trong quá trình vận hành.