Nhà máy điện rác với tổng mức đầu tư 58 triệu USD, là 1 trong 3 nhà máy điện rác được Bắc Ninh quy hoạch trong đề án tổng thể bảo vệ môi trường. Trong năm 2024, Môi trường Đại Nam đã hoàn thiện quá trình thiết kế, thi công và xây dựng hệ thống XLNT STP nước rỉ nhà máy điện rác với công suất 480 m3/ngày đêm.
Tên dự án: Hệ thống XLNT STP nước rỉ nhà máy điện rác Bắc Ninh.
Đơn vị thực hiện: Công Ty TNHH Môi trường Đại Nam.
Địa điểm: Nhà máy điện rác Bắc Ninh, Tỉnh Bắc Ninh.
Công suất: 480 m3/ngày đêm.
Chất lượng nước thải sau xử lý đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp - QCVN 40: 2011 / BTNMT, cột A.
2. Sơ đồ công nghệ
Hiện tại, tại Đại Nam đang áp dụng theo quy trình sơ đồ công nghệ xử lý nước thải rỉ rác đạt chuẩn theo quy định Nhà nước về cột A, các bước bao gồm:
Hố thu gom: Nước thải được đưa qua thiết bị lược rác để loại bỏ các cặn bẩn có kích thước lớn tránh gây tắc nghẽn bơm, tắc đường ống,… cho các công trình phía sau.
Bể điều hòa: Được thiết kế với thời gian lưu đủ lớn để điều hòa lưu lượng và nồng độ các thành phần ô nhiễm có trong nước thải
Bể lắng hóa lý 1: Có nhiệm vụ lắng và tách các bông bùn ra khỏi nước thải, giảm TSS. Lượng bùn thải ra hàng ngày sẽ được bơm sang bể chứa bùn. Một phần nước trong chảy ra từ bể lắng hóa lý sẽ qua bể trung gian 1.
Bể trung gian ½: Tại bể trung gian chia làm 2 ngăn: ngăn phản ứng và ngăn bơm. Để kiểm soát độ pH trước khi vào bể UASB, tại bể phản ứng được lắp đặt đầu dò pH và mô tơ khuấy trộn, giúp xáo trộn triệt để nước thải và hóa chất, tạo điều kiện tối ưu cho quá trình xử lý, nước thải tự chảy sang ngăn 2 qua lỗ mở và được bơm vào bể UASB.
Bể UASB: Nước thải sẽ được phân phối từ dưới lên trên qua lớp bùn kỵ khí và tại đây quá trình phân hủy kỵ khí được thực hiện.
Anoxic tank/ Bể Thiếu khí: Diễn ra quá trình khử nitơ, giải phóng khí nitơ ra môi trường. Nước thải giàu nitrat, nitrit sẽ được bổ sung vào bể nhờ có dòng tuần hoàn nước từ bể sinh học phía sau, bùn hoạt tính cũng được tuần hoàn từ bể lắng sinh học để bổ sung bùn đầy đủ trong quá trình xử lý nước thải.
Bể Hiếu khí: Amoni được chuyển thành nitrit và nitrit được chuyển thành nitrat. Để tránh thất thoát bùn sinh học trong bể hiếu khí, quá trình bổ sung bùn được thực hiện bằng quá trình hồi lưu bùn từ bể lắng sinh học về bể Thiếu khí. Nước thải sau bể hiếu khí tự chảy qua bể lắng sinh học.
Bể lắng sinh học: Được thiết kế để tách các bông bùn vi sinh ra khỏi nước đã xử lý bằng phương pháp lắng trọng lực. Bể lắng sinh học được chia làm 3 phần: phần nước trong, phần lắng và phần chứa bùn.
Bể Fenton 1,2,3:Là công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp oxy hóa bậc cao. Giúp xử lý triệt để các chất ô nhiễm, giữ cho chất lượng nước đầu ra luôn ổn định và luôn đạt tiêu chuẩn yêu cầu.
Bể keo tụ 2/ Bể tạo bông 2: Bể keo tụ có nhiệm vụ hỗ trợ quá trình keo tụ các chất rắn lơ lửng nhờ quá trình tiếp xúc và phản ứng giữa chất keo tụ PAC với nước thải. Bể Tạo Bông 2 tạo thành các bông cặn lớn từ các hạt keo nhỏ nhờ chất trợ keo tụ polymer được thêm vào để hòa trộn với nước thải, đảm bảo cho bể lắng hóa lý 2 phía sau hoạt động hiệu quả
Bể lắng hóa lý 2: Lắng và tách bùn ra khỏi nước thải, giảm TSS. Lượng bùn thải ra hàng ngày sẽ được bơm sang bể chứa bùn. Lượng bùn thải ra hàng ngày sẽ được bơm sang bể chứa bùn. Phần nước trong chảy ra từ bể lắng hóa lý 2 sẽ qua bể khử trùng.
Bể khử trùng: Chứa nước và khử trùng để tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh. Hóa chất dùng để khử trùng nước thải là các hợp chất của clo. Nước thải sau khi xử lý đạt QCVN 40: 2011/BTNMT cột A (Kf = 1,1; Kq = 0,9) được xả ra nguồn tiếp nhận.
Bể chứa bùn: Bùn dư từ bể lắng sinh học, bể UASB và bể lắng hóa lý 1,2 được bơm về bể chứa bùn và sẽ xảy ra quá trình phân hủy bùn.
3. Các ưu điểm nổi bật của hệ thống xử lý nước thải rỉ rác của Đại Nam
3.1 Về công nghệ xử lý
Công nghệ xử lý thông dụng, phổ biến, dễ vận hành, chất lượng nước sau xử lý ổn định.
Quá trình xử lý hóa lý sử dụng chất keo tụ để tăng hiệu quả xử lý BOD, COD, Nitơ, TSS và một số kim loại nặng có trong nước thải.
Sự kết hợp giữa quy trình xử lý sinh học kỵ khí / hiếu khí / thiếu khí nhằm phân hủy triệt để các hợp chất hữu cơ có trong nước thải và loại bỏ photpho ở dạng bùn dư.
Bể chứa bùn được thiết kế với thời gian đủ lớn để chứa và giảm hàm lượng chất rắn trong bùn.
Việc sử dụng máy ép bùn băng tải sẽ không phụ thuộc vào thời tiết, giảm diện tích sử dụng và giảm thiểu mùi hôi phát sinh hơn rất nhiều so với sử dụng sân phơi bùn truyền thống.
Hệ thống được vận hành linh hoạt theo các chế độ: tự động - bán tự động - thủ công.
3.2 Về thiết kế
Hệ thống bể chứa được bố trí hợp lý với mặt bằng tổng thể và dễ dàng nâng công suất sau này.
Các bể xử lý chính được bố trí tối ưu nhằm tiết kiệm chi phí xây dựng và chi phí đấu nối.
Sử dụng đầu dò pH giúp điều chỉnh lượng hóa chất thêm vào, giúp tiết kiệm chi phí hóa chất dẫn đến giảm chi phí vận hành cho hệ thống.
Tối đa hóa lưu lượng tự chảy giữa các bồn do chênh lệch áp suất thủy tĩnh nên sẽ tiết kiệm chi phí máy bơm và điện năng tiêu thụ.
Hiện tại, Công ty Môi trường Đại Nam luôn tận dụng tối đa những yếu tố đặc thù của từng dự án để tạo ra các giải pháp phù hợp về tài nguyên và chi phí. Điều này đảm bảo rằng mỗi công trình sẽ được xây dựng một cách hoàn hảo, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu và tiêu chuẩn cần thiết.
CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP MÔI TRƯỜNG ĐẠI NAM
Địa chỉ: 144 Chu Văn An, P. 26, Q. Bình Thạnh, Tp. HCM
Hotline: 0909 378 796