Hệ thống xử lý nước thải y tế

Cập nhật: 04-11-2020||Lượt xem: 1619
Nước thải trong lĩnh vực y tế mang tính chất đặc thù riêng. Do đó nguồn nước này nếu không được thu gom, xây dựng hệ thống xử lý nước thải y tế dễ dẫn đến các hệ lụy khó lường về ô nhiễm và phát tán dịch bệnh ra bên ngoài môi trường.

Nước thải trong lĩnh vực y tế mang tính chất đặc thù riêng. Do đó nguồn nước này nếu không được thu gom, xây dựng hệ thống xử lý nước thải y tế dễ dẫn đến các hệ lụy khó lường về ô nhiễm và phát tán dịch bệnh ra bên ngoài môi trường.
 
Xây dựng hệ thống xử lý nước thải bệnh viện

Xây dựng hệ thống xử lý nước thải bệnh viện

 
Tuy nhiên, hiện nay vấn đề này gặp nhiều khó khăn khi một số cơ sở y tế chưa tìm ra được giải pháp phù hợp. Vậy làm thế nào để có thể lựa chọn đúng hệ thống xử lý nước thải y tế. Bài viết này Đại Nam mong mang đến những thông tin cần thiết nhất để mỗi cơ sở y tế đều có thể sở hữu một hệ thống xử lý nước thải hoàn thiện nhất.
Bản chất nước thải y tế
Nước thải y tế là lượng nước sau sử dụng phát sinh từ các nguồn: cơ sở y tế, sản xuất dược liệu, trung tâm dự phòng...Ngoài hàm lượng các chất ô nhiễm thông thường, nước thải y tế còn chịu sự ô nhiễm của các chế phẩm dược, vi khuẩn, dung môi hóa học, dư lượng dược phẩm...với thành phần vô cùng phức tạp.
Do đó, cần phải có một hệ thống xử lý nước thải y tế trước khi thải ra nguồn tiếp nhận. Việc làm này giúp giữ sạch môi trường, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và hạn chế các tác nhân gây hại ảnh hưởng trực tiếp đến mạch nước ngầm.
Lượng nước thải tại các cơ sở y tế
Để đề ra phương án hợp lý về xử lý thích hợp trước tiên cần xác định được lượng nước thải. Thông thường lượng nước thảk được tính dựa trên số giường bệnh hoặc số lượng bệnh nhân tại nơi đó. Trong đó:
+Bệnh viện quy mô nhỏ và trung bình: 200 - 500lit/người/ngày
+Bệnh viện quy mô lớn: 400 700lit/người/ngày
+Bệnh viện quy mô tương đương trường học: 500 - 900lit/người/ngày
Tuy nhiên, lượng nước thải thu gom được cũng còn phụ thuộc nhiều vào hệ thống xử lý nước thải y tế như thế nào. Vì thế để giảm thiểu sai số các kỹ sư cũng thường khảo sát chỉ số tiêu thụ nước (m3) mỗi tháng của các cơ sở y tế để đạt hiệu quả tốt nhất trong quá trình thiết kế.
 
Hệ thống xử lý nước thải y tế

Hệ thống xử lý nước thải y tế

Các chỉ tiêu ô nhiễm

Chất rắn lơ lửng: hàm lượng chất rắn tỉ lệ thuận với khả năng xử lý của bể tự hoại trong hệ thống xử lý nước thải y tế.

BOD5: đại diện cho mức độ ô nhiễm của các chất hữu cơ có khả năng bị oxy hóa bởi yếu tố sinh học. BOD5 được phân loại thành các mức độ ô nhiễm sau:
+BOD5 < 200mg/l: ô nhiễm thấp
+350mg/l
+500mg/l
+BOD5 > 750mg/l: ô nhiễm rất cao
COD: đây là thông số của các chất hữu cơ dễ và khó bị phân hủy sinh học. Tại Việt Nam, nồng độ ô nhiễm của COD chưa qua hệ thống xử lý nước thải y tế thường dao động từ 150 - 250mg/lít.
Các chất dinh dưỡng: nito vượt quá mức cho phép sẽ gây ra hiện tượng phù dưỡng nguồn nước. Phophot là nguyên nhân của sự sinh sôi tảo gây mất cân bằng, nhiễm bẩn và làm thay đổi tính chất vật lý của nước.
Chất khử trùng và độc hại: Cloramin B, clorua vôi, chì, thủy ngân, Cadimi, hợp chất AOX...nếu không xử lý triệt để sẽ gây ô nhiễm nguồn tiếp nhận.
Vi sinh vật gây bệnh: nước thải y tế có tể chứa các vi sinh vật gây bệnh thương hàn, tả, lỵ...và nếu hệ thống xử lý nước thải y tế không đạt chuẩn sẽ khiến lượng vi khuẩn từ phân phát tán ra bên ngoài môi trường xung quanh.

Yêu cầu cần thiết để thiết kể một bộ máy xử lý nước thải y tế là gì?

Công trình đạt chuẩn, nước thải đầu ra đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của quy chuẩn về nước thải y tế.
Công suất phù hợp với lưu lượng nước thải tại các cơ sở y tế.
Nơi xả thải phù hợp tiếp nhận, giám sá, kiểm tra.
Bùn thải được quản lý như chất thải rắn y tế.

Các bước cơ bản của hệ thống xử lý nước thải y tế:

Giai đoạn tiền xử lý: phân loại các dòng nước thải y tế đặc thù ( nước thải nghiên cứu phóng xạ, nước thải nhà ăn, nước thải trung tâm huyết học…)
Giai đoạn xử lý: thường là sự kết hợp bằng các phương pháp vật lý - hóa học - sinh học để loại bỏ hoàn toàn các chất ô nhiễm ra khỏi nước thải.
Sau xử lý: khử trùng nước thải và xử lý lượng bùn phát sinh(nếu có). 
+Các biện pháp khử trùng: tia cực tím, clo, ozone…
+Bùn cặn phát sinh của hệ thống xử lý nước thải y tế có thể được làm khô thủ công hoặc thiết bị chuyên dụng.
Một số phương pháp xử lý đang được áp dụng
Tùy vào yêu cầu và khả năng phù hợp thực tế mà các cơ sở y tế sẽ lựa chọn các giải pháp phù hợp. Hiện nay, các phương pháp mang lại hiệu quả cao và được nhiều nơi lựa chọn như:
-Phương pháp xử lý nước thải y tế theo công nghệ nhỏ giọt (biophil)
-Hệ thống xử lý nước thải y tế  bằng bùn hoạt tính trong điều kiện hiếu khí
-Xử lý theo nguyên lý hợp khối
-Phương pháp xử lý nước thải AAO
-Phương pháp xử lý bằng hồ sinh học ổn định
-Phương pháp xử lý bằng bãi lọc cây trồng kết hợp yếm khí.
 
---------------------
HOTLINE: 0909 378 796
ĐỊA CHỈ: 144 CHU VĂN AN , PHƯƠNG 26, QUẬN BÌNH THẠNH, TP. HỒ CHÍ MINH

THÔNG TIN LIÊN HỆ