Quy Trình Xử Lý Nước Cấp Cho Sinh Hoạt Và Công Nghiệp

Cập nhật: 02-10-2024||Lượt xem: 332
Quy trình xử lý nước cấp cho sinh hoạt và công nghiệp đạt các tiêu chuẩn sẽ mang đến nhiều lợi ích cho môi trường xung quanh. Bạn hãy cùng Đại Nam khám phá một quy trình xử lý nước thật chi tiết ngay trong bài viết này nha.

1. Tại sao phải xử lý nước cấp cho sinh hoạt và công nghiệp?

Nguồn nước được sử dụng hiện nay chủ yếu là: nước ngầm, nước mặt, nước mưa và nước máy. Nhưng với thực trạng nước ngầm ngày càng khan hiếm nên con người đã đưa ra các biện pháp xử lý nước mặt phục vụ cho mục đích sinh hoạt.
Vì vậy việc xử lý nước cấp đóng vai trò hết sức quan trọng.....Và mỗi đặc điểm nguồn nước khác nhau đều có công nghệ xử lý cho phù hợp để đạt quy chuẩn QCVN cấp thoát nước cho con người sử dụng tùy vào mục đích và nhu cầu.
Ngoài ra, nước được xử lý còn giúp nâng cao hiệu quả trong sản xuất công nghiệp. Nhiều ngành công nghiệp phụ thuộc vào nguồn nước sạch cho quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm. Nước ô nhiễm có thể làm giảm chất lượng sản phẩm và tăng chi phí sản xuất.
Hơn nữa, việc xử lý nước còn góp phần vào việc tiết kiệm tài nguyên nước, bảo vệ nguồn nước tự nhiên, giúp duy trì cân bằng sinh thái và phát triển bền vững. Nhờ có công nghệ xử lý hiện đại, nước thải sau sử dụng cũng có thể được tái chế và sử dụng lại, giảm áp lực lên nguồn nước tự nhiên.

Xử lý nước cấp cho sinh hoạt và công nghiệp đóng vai trò quan trọng

2. Quy trình xử lý nước cấp sinh hoạt và công nghiệp đạt chuẩn

Để có một lượng nước cấp dùng trong sinh hoạt và công nghiệp đạt chuẩn thì một quy trình xử lý nước cấp đáp ứng đầy đủ các tiêu là vô cùng cần thiết. Dưới đây là quy trình chi tiết gồm 6 bước như sau:

Quy trình xử lý nước cấp đảm bao theo QCVN

2.1. Dùng giàn mưa làm thoáng

Sau khi qua giàn mưa, nước sẽ được xử lý bằng phương pháp làm thoáng. Quá trình này bao gồm việc hòa tan oxy từ không khí vào nước, nhằm oxy hóa sắt hóa trị II và mangan hóa trị II thành các hợp chất hidroxit Fe(OH)₃ và Mn(OH)₄. Hiệu quả của quá trình làm thoáng phụ thuộc vào một số yếu tố sau:
  • Sự chênh lệch nồng độ giữa khí cần trao đổi trong hai pha nước và khí.
  • Diện tích càng lớn thì quá trình trao đổi khí diễn ra càng nhanh.
  • Thời gian tiếp xúc càng lâu, mức độ trao đổi càng triệt để.
  • Nhiệt độ cao sẽ thúc đẩy quá trình khử khí ra khỏi nước, nhưng lại không thuận lợi cho việc hòa tan khí vào nước.

2.2. Keo tụ và phản ứng tạo bông cặn

Tiếp theo của quá trình làm thoáng sẽ là quy trình keo tụ và phản ứng tạo bông cặn. Các hóa chất thường được sử dụng cho mục đích này là phèn nhôm hoặc PAC. Khi những chất này được trộn vào nước, chúng sẽ ngay lập tức phản ứng với nhau tạo ra một hệ keo dương phân tán đồng đều trong nước. Quá trình này giúp tăng cường khả năng kết dính của các hạt ô nhiễm để chuẩn bị cho bước xử lý tiếp theo.

2.3. Bể lắng

Bể lắng là quá trình làm giảm bớt cặn lơ lửng, quy trình này được thực hiện bằng các biện pháp sau:
Lắng trọng lực trong bể lắng: Khi có các hạt cặn nặng xuất hiện trong nước và điều kiện thủy lực phù hợp, các hạt này sẽ lắng xuống đáy bể.
Lực ly tâm tác động vào hạt cặn: Hạt cặn cũng có thể được xử lý trong bể lắng ly tâm và thiết bị xyclon thủy lực, nơi lực ly tâm giúp tách biệt hạt cặn ra khỏi nước.
Lực đẩy nổi từ các bọt khí: Trong các bể tuyển nổi, các bọt khí bám vào hạt cặn, giúp chúng nổi lên bề mặt và dễ dàng được loại bỏ.

Sử dụng bể lắng cho quá trình xử lý nước cấp

2.4. Quá trình lọc nước tại bể cát chậm và lọc bể cát nhanh

Lọc là bước quan trọng trong xử lý nước giúp giữ lại các hạt lơ lửng có kích thước lớn hơn lỗ lọc, quá trình này cũng loại bỏ keo sắt và keo hữu cơ. Dù các lớp keo này có kích thước nhỏ hơn nhiều so với lỗ lọc nhưng chúng có khả năng bám dính và hấp thụ tốt trên bề mặt của vật liệu lọc.
  • Quy trình lọc nước qua bể lọc thường bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố sau:
  • Kích thước hạt lọc: Sự phân bố kích thước của các hạt trong lớp vật liệu lọc rất quan trọng.
  • Đặc điểm của cặn lơ lửng: Kích thước, hình dạng, trọng lượng riêng và khả năng kết dính của các hạt này cũng ảnh hưởng đến hiệu quả lọc.
  • Tốc độ lọc: Tốc độ dòng chảy, chiều cao và thành phần của lớp vật liệu lọc đều đóng vai trò quan trọng trong quá trình lọc.
  • Chênh lệch áp lực: Mức độ chênh lệch áp lực trong quá trình lọc cũng ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý nước.

2.5. Khử trùng

Để đảm bảo nguồn nước cấp an toàn, bước tiếp theo là khử trùng. Clo được coi là hóa chất khử trùng hàng đầu nhờ vào hiệu quả cao và chi phí hợp lý.
Ngoài việc sử dụng hóa chất, còn có một số phương pháp khác để khử trùng nước. Bạn có thể đun sôi nước, sử dụng tia tử ngoại, hoặc áp dụng các biện pháp khử trùng khác để đảm bảo nước sạch và an toàn.

2.6. Ổn định nước và đưa vào sử dụng

Sau khi thực hiện đầy đủ các bước như quy trình trên là bạn có thể đưa hệ thống vào sử dụng. Trong quá trình sử dụng, cần thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ để đảm bảo hệ thống hoạt động tốt nhất.

3. Công ty TNHH Giải Pháp và Môi Trường Đại Nam - Cung cấp hệ thống xử lý nước cấp uy tín, chuyên nghiệp

Công ty TNHH Giải Pháp và Môi Trường Đại Nam là đơn vị cung cấp hệ thống xử lý nước cấp uy tín và chuyên nghiệp. Chúng tôi cam kết mang đến giải pháp tối ưu, đảm bảo nguồn nước an toàn và sạch cho sinh hoạt cũng như sản xuất. Với đội ngũ kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm và công nghệ hiện đại, chúng tôi sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.

Quy trình xử lý nước cấp tại Đại Nam đạt tiêu chuẩn QCVN 01-1:2018/BYT
Với những chia sẻ trên, hy vọng rằng bạn sẽ có những thông tin đầy hữu ích về quy trình xử lý nước cấp. Hãy liên hệ ngay đến Đại Nam, chúng tôi sẽ mang đến cho bạn quy trình xử lý đạt chuẩn và hiện đại nhất.

THÔNG TIN LIÊN HỆ