Xác định loại dự án nhóm I, II và III cho doanh nghiệp để lâp Giấy phép môi trường

Ngày đăng: 07-06-2024||Lượt xem: 21274
Lập Giấy phép môi trường là điều bắt buộc cho những dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III. Làm sao để xác định chính xác dự án đang thuộc nhóm nào? Cùng Giải Pháp Môi Trường Đại Nam tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

1. Tại sao phải Lập Giấy phép môi trường?

Giấy phép môi trường là văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được phép xả chất thải ra môi trường, quản lý chất thải, nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất kèm theo yêu cầu, điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

Đây có thể xem là văn bản xác nhận rằng tổ chức, cá nhân đó có thực hiện những biện pháp bảo vệ môi trường, thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. 

2. Đối tượng phải thực hiện Giấy phép môi trường

Căn cứ vào Luật BVMT số 72/2020/QH14, Mục 4: Giấy phép môi trường, Điều 39: Đối tượng phải có giấy phép môi trường, ghi rõ:

“ 1. Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức.

2. Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 có hiệu lực thi hành có tiêu chí về môi trường như đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này thuộc trường hợp dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công được miễn giấy phép môi trường.”

3. Căn cứ vào đâu để xác định loại dự án nhóm I, II và III?

Căn cứ vào Luật BVMT số 72/2020/QH14 tại Điều 28 + Phụ lục Nghị định 08/2022/NĐ-CP + Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14, các dự án được phân loại thành ba nhóm I, II và III. Dựa vào:

* Điều 28 Luật BVMT số 72/2020/QH14, tại Khoản 2, 3, 4, 5, 6 nêu rõ:

“...

2. Căn cứ tiêu chí về môi trường quy định tại khoản 1 Điều này, dự án đầu tư được phân thành nhóm I, II, III và IV.

3. Dự án đầu tư nhóm I là dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao, bao gồm:

a) Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất lớn; dự án thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại; dự án có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất;

b) Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường; dự án không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất lớn nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

c) Dự án sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển với quy mô lớn hoặc với quy mô trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

d) Dự án khai thác khoáng sản, tài nguyên nước với quy mô, công suất lớn hoặc với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

đ) Dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất quy mô trung bình trở lên nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

e) Dự án có yêu cầu di dân, tái định cư với quy mô lớn.

4. Dự án đầu tư nhóm II là dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường, trừ dự án quy định tại khoản 3 Điều này, bao gồm:

a) Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất trung bình;

b) Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường; dự án không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

c) Dự án sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển với quy mô trung bình hoặc với quy mô nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

d) Dự án khai thác khoáng sản, tài nguyên nước với quy mô, công suất trung bình hoặc với quy mô, công suất nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

đ) Dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất với quy mô nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

e) Dự án có yêu cầu di dân, tái định cư với quy mô trung bình.

5. Dự án đầu tư nhóm III là dự án ít có nguy cơ tác động xấu đến môi trường, trừ dự án quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này, bao gồm:

a) Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất nhỏ;

b) Dự án không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường có phát sinh nước thải, bụi, khí thải phải được xử lý hoặc có phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải.

6. Dự án đầu tư nhóm IV là dự án không có nguy cơ tác động xấu đến môi trường, gồm dự án không thuộc quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này.

…”Phụ lục Nghị định 08/2022/NĐ-CP, tại Phụ lục II, III, IV, V

 

  • Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14, ở Điều 8, 9, 10 ghi rõ:


 

4. Cách xác định loại dự án nhóm I, II và III

Xác định rõ dự án là đối tượng loại nào, sẽ giúp công tác chuẩn bị hồ sơ giấy phép môi trường được nhanh chóng và chính xác hơn. Căn cứ vào Luật BVMT số 72/2020/QH14 tại Điều 28 + Phụ lục Nghị định 08/2022/NĐ-CP + Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 đã liệt kê chi tiết như trên, xác định dự án có thể diễn giải qua các ví dụ sau:

Ví dụ 1: Dự án X  có vốn đầu tư là 2.400 tỷ, dựa vào Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14, ở Điều 8 đã xác định được là dự án nhóm A vì “Dự án sản xuất chất độc hại, chất nổ” thuộc mức I. Tiếp tục căn cứ vào Phụ lục Nghị định 08/2022/NĐ-CP, ở Phụ lục III ghi rõ “Dự án nhóm A có cấu phần xây dựng được phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công, xây dựng và thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.” Dự án X sản xuất chất độc hại, chất nổ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Nên dự án X này thuộc dự án nhóm I.

Ví dụ 2: Dự án Y dựa vào Phụ lục Nghị định 08/2022/NĐ-CP, Cột 5 Phụ lục II, dự án Y là “Mạ có công đoạn làm sạch bề mặt kim loại bằng hóa chất” thuộc mức II. Sản lượng dưới 1.000 tấn sản phẩm/năm. Phụ lục IV, dự án này là “Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với công suất nhỏ quy định tại Cột 5 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.” Vậy dự án Y sẽ thuộc loại dự án nhóm II.

Căn cứ vào những liệt kê trên, Giải Pháp Môi Trường Đại Nam hy vọng đã giúp Quý doanh nghiệp nắm được cách xác định loại dự án nhóm I, II và III để dễ dàng lập Giấy phép môi trường.
Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực hồ sơ môi trường, Giải Pháp Môi Trường Đại Nam là một trong những công ty hàng đầu về tư vấn các phương án tối ưu cho các doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM và các tỉnh. Giải Pháp Môi Trường Đại Nam đã hoàn thành rất nhiều hồ sơ trình nộp lên cơ quan chức năng và nhận được quyết định phê duyệt Giấy phép môi trường theo đúng tiến độ đề ra. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về Lập Giấy phép môi trường tận tình, chuyên nghiệp nhất.

THÔNG TIN LIÊN HỆ