Bể SBR trong xử lý nước thải là gì? Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt SBR là một phương pháp đạt hiệu quả rất ᴄao trong lĩnh ᴠựᴄ хử lý nướᴄ thải. Kháᴄ ᴠới ᴄáᴄ loại bể truуền thống, bể SBR trong xử lý nước thải ᴄó nhiều ưu điểm nổi bật ᴠượt trội hơn hẳn, nguồn nướᴄ thải ra đạt lượng ᴠi khuẩn rất thấp, an toàn ᴠà không gâу ra bất ᴄứ mối nguу hại nào ᴄho môi trường. Bể SBR trong xử lý nước thải là gì?

Bể SBR trong xử lý nước thải là gì?

Ngày đăng: 16-03-2022||Lượt xem: 2627

1. Định nghĩa về công nghệ xử lý nước thải SBR

Đối với những ai quan tâm tới lĩnh vực môi trường, xử lý nước thải thì sẽ không còn xa lạ với câu hỏi “SBR là gì?”.

SBR là từ viết tắt của từ Sequencing Batch Reactor. Bể SBR trong xử lý nước thải là công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt bằng công nghệ phản ứng sinh học theo quy trình phản ứng mẻ liên tục.
Đây là một trong những loại bể phản ứng làm việc theo mẻ bằng bùn hoạt tính, đặc điểm của loại bể này là trong quá trình sục khí và lắng được vận hành và diễn ra trong cùng một bể chứa.

Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt SBR là một phương pháp đạt hiệu quả rất ᴄao trong lĩnh ᴠựᴄ хử lý nướᴄ thải. Kháᴄ ᴠới ᴄáᴄ loại bể truуền thống, bể SBR trong xử lý nước thải ᴄó nhiều ưu điểm nổi bật ᴠượt trội hơn hẳn, nguồn nướᴄ thải ra đạt lượng ᴠi khuẩn rất thấp, an toàn ᴠà không gâу ra bất ᴄứ mối nguу hại nào ᴄho môi trường.

Khi đã hiểu cơ bản thuật ngữ SBR là gì, chúng ta sẽ làm rõ hơn các vấn đề liên quan đến bể SBR trong xử lý nước thải.


2. Tính toán bể SBR

Để tính toán bể SBR cần hiểu rõ cơ chế hoạt động của bể để tính toán chính xác và hợp lý với cơ chế vận hành
Khi thiết kế хâу dựng bể SBR ᴄhúng ta ѕẽ phải tính toán một ᴄáᴄh rất kỹ lưỡng ᴠà khoa họᴄ. Bể SBR đượᴄ tạo thành bởi hai loại bể đó là bể Seleᴄtor ᴠà bể C-teᴄh. Nguồn nướᴄ thải ѕẽ đượᴄ хử lý ѕơ bộ tại bể Seleᴄtor trướᴄ ѕau đó ѕẽ đượᴄ đưa đến bể C-teᴄh để хử lý tiếp lần nữa.
Các thông số sinh học cần khi tính toán bể SBR là: hệ số năng suất, hệ số phân hủy nội bào, số bể (2 bể), tỷ trọng cặn, nồng độ cặn lắng trung bình dưới đáy cặn, trong nước thải có đầy đủ nitơ, photpho và các kim loại cần thiết cho sự phát triển của tế bào
Khi tính toán bể SBR cần xác định được:

- Lựa chọn các thông số ban đầu của bể SBR trong xử lý nước thải

- Xác định thể tích bể, xác định độ sâu rút nước, độ sâu của bể
- Xác định thời gian lưu bùn trong bể SBR
- Xác định lượng nitơ Kjeldahl trong dòng vào
 
Việc tính toán bể SBR đúng sẽ giúp bể SBR phát huy tối đa ưu điểm của mình trong việc xử lý nước thải cho doanh nghiệp như:
- Khả năng xử lý nước thải có nồng độ ô nhiễm cao và xử lý được các chất hữu cơ một cách triệt để
- Dễ dàng kiểm soát các sự cố
- Ổn định và linh hoạt trong quá trình hoạt động
- Có thể dùng được cho mọi hệ thống và công suất
- Ít tốn diện tích
- Phù hợp với những trạm có công suất nhỏ


3. Nguyên lý hoạt động của công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt SBR

Với hai cụm bể là cụm bể Selector và cụm bể C-tech. Nước thải sẽ được dẫn vào bể Selector trước sau khi được được xử lý sơ bộ thì sẽ được chuyển sang bể C-tech.
Bể SBR được hoạt động theo một chu kỳ gồm 5 pha:
 
1.    Làm đầy: Nước thải sẽ được bơm đầy vào bể phản ứng, trong bể đã chứa lượng vi sinh vật có thể phản ứng các chất hữu cơ có trong nước thải
2.    Sục khí: sục khí với lưu lượng cao nhằm cung cấp oxy cũng như tăng cường khả năng tiếp xúc giữa bùn hoạt tính và các chất ô nhiễm có trong nước thải nhằm thúc đẩy khả năng phản ứng xử lý nước thải
3.    Lắng: Khi đã đạt được thời gian sục khí, đó chính là thời gian đã tính toán trước đảm bảo vi sinh vật phản ứng hoàn toàn với các chất ô nhiễm thì tắt máy sục nhằm để cho lượng bùn trong bể lắng hoàn toàn để thực hiện bước tiếp theo
4.    Tháo nước: khi nước thải đã được xử lý và phân tầng rõ rệt thì tiến hành tháo nước đến công đoạn xử lý tiếp theo
5.    Cho bể SBR trong xử lý nước thải nghỉ trong thời gian ngắn và tiếp tục thực hiện từ giai đoạn 1
 
Chúng ta có thể hiểu rõ hơn về nguyên lý hoạt động này thông qua bản vẽ chi tiết bể SBR. Bản vẽ chi tiết bể SBR sẽ cung cấp cho chúng ta cái nhìn trực quan hơn. Mỗi bản vẽ chi tiết bể SBR sẽ tương thích với một tình trạng nước thải khác nhau. Chúng được thiết kế để phù hợp nhất với từng yêu cầu, mục đích của doanh nghiệp cần xử lý nước thải và phù hợp với hiện trạng nguồn nước thải mà doanh nghiệp đang có

4. Chuyên đề bể SBR trong xử lý nước thải

Chuyên đề bể sbr trong xử lý nước thải của quá trình loại bỏ Nitrat ra khỏi nước thải được chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn đầu là giai đoạn oxy hóa hợp chất ni tơ (Nitrate hóa). Giai đoạn 2 là giai đoạn khử hóa trị dương về 0 (khử Nitrate)
 

5. Một số công nghệ xử lý nước thải khác

Bể ASBR: đây cũng là một loại bể sinh học. Bể ASBR tối ưu hóa quá trình vận hành và khắc phục những nhược điểm của các bể sinh học truyền thống. Giúp xử lý triệt để các chỉ tiêu ô nhiễm đặc biệt N, P trong nước thải.
ASBR là tên viết tắt của Advanced  Sequencing Batch Reactor. Và nếu như bể SBR phù hợp với lượng nước thải có công suất nhỏ thì bể ASBR lại được ưa chuộng hơn với lượng nước thải có công suất lớn. Ưu điểm nổi trội của phương án công nghệ ASBR này là lượng bùn dư sinh ra rất ít. Tuy nhiên do hệ thống bể ASBR được thiết kế chạy tự động nên yêu cầu cán bộ vận hành có trình độ cao.
 
Công nghệ xử lý nước thải MBR: Công nghệ màng lọc MBR được viết tắt từ cụm từ Membrane Bioreactor. Công nghệ xử lý nước thải MBR là sự kết hợp của cả phương pháp sinh học và lý học. Ưu điểm của công nghệ này là Màng lọc MBR có thể sử dụng cho bể sinh học hiếu khí và kỵ khí, Nước thải đầu ra có chất lượng tốt do loại bỏ được vi khuẩn, vi sinh vật có kích thước rất nhỏ, Coliform, E-Coli gây bệnh, công nghệ xử lý nước thải MBR được phủ một lớp polymer thấm nước thuộc nhóm hydroxyl nên tuổi thọ cao, đảm bảo được độ bền và độ ổn định của hệ thống xử lý.


 
Trên đây là những thông tin mà Công ty TNHH Môi Trường đại nam muốn cung cấp đến mọi người, nhằm có cái nhìn rõ ràng và tổng quan hơn về bể SBR trong xử lý nước thải. Chúng tôi sẵn sàng tư vấn và cùng đồng hành với các doanh nghiệp để đem đến giải pháp tối ưu nhất trong việc xử lý nước thải.

THÔNG TIN LIÊN HỆ