Các bước lập báo cáo DTM chuẩn nhất theo quy định của pháp luật 2022 Trong quá trình xin giấy phép xây dựng thì báo cáo ĐTM là thủ tục không thể thiếu mà doanh nghiệp phải thực hiện và được cơ quan hành chính yêu cầu để có thể xem xét hồ sơ và đưa ra quyết định cấp giấy phép. Vậy cần làm gì để lập báo cáo ĐTM và thời gian cũng như chi phí ra sao? Hãy cùng Đại Nam tìm hiểu qua thông tin sau đây. Các bước lập báo cáo DTM chuẩn nhất theo quy định của pháp luật 2022

Các bước lập báo cáo DTM chuẩn nhất theo quy định của pháp luật 2022

Ngày đăng: 09-06-2022||Lượt xem: 362


Trong quá trình xin giấy phép xây dựng thì báo cáo ĐTM là thủ tục không thể thiếu mà doanh nghiệp phải thực hiện và được cơ quan hành chính yêu cầu để có thể xem xét hồ sơ và đưa ra quyết định cấp giấy phép. Vậy cần làm gì để lập báo cáo ĐTM và thời gian cũng như chi phí ra sao? Hãy cùng Đại Nam tìm hiểu qua thông tin sau đây.

Khái niệm về báo cáo ĐTM

Báo cáo dánh giá tác động môi trường hay còn gọi tắt là ĐTM là hồ sơ đánh giá tác động ảnh hưởng của dự án doanh nghiệp lên môi trường tự nhiên, kinh tế và xã hội xung quanh khu vực thi công. Báo cáo ĐTM được đánh giá một cách khách quan và tổng quan để nhà nước có cái nhìn bao quát và nắm rõ tình hình hiện tại của môi trường xung quanh dự án.

Báo cáo ĐTM đóng vai trò quyết định việc dự án có được thực hiện hay không. Ngoài ra, báo cáo ĐTM còn giúp doanh nghiệp có trách nhiệm hơn đối với môi trường tự nhiên xung quanh khu vực sản xuất, kinh doanh. Từ đó chủ động tìm hiểu và phân tích các yếu tố môi trường để đưa ra phương hướng giải quyết.

Khi phát hiện những vấn đề phát sinh trong báo cáo ĐTM thì doanh nghiệp sẽ kịp thời đưa ra cách khắc phục, giảm thiểu. Báo cáo ĐTM giúp cho cả doanh nghiệp và nhà nước hạn chế tối đa việc ô nhiễm môi trường và kiểm soát, khắc phục được các vấn đề môi trường một cách nhanh chóng và dễ dàng nhất. Từ đó, giúp cho doanh nghiệp phát triển lâu dài và bền vững. 

Các bước lập báo cáo ĐTM

Khâu đầu tiên và cũng là khâu quan trọng nhất trước khi lập 1 dự án đó là làm báo cáo ĐTM. Quá trình này được Đại Nam thực hiện theo trình tự sau:

  • Khảo sát địa lý, địa chất, khí tượng, thuỷ văn
  • Điều tra, khảo sát và thu thập dữ liệu về điều kiện tự nhiên, môi trường, kinh tế, xã hội của khu vực thực hiện dự án.
  • Khảo sát, thu mẫu và đo đạc. Sau đó thực hiện phân tích các mẫu không khí, đất, nước trong và xung quanh khu vực dự án.
  • Xác định các yếu tố vi khí hậu trong khu vực dự án
  • Đánh giá hiện trạng khu vực thực hiện dự án

Chi tiết về thời gian lập báo cáo ĐTM

  • Ngày 1: Tiếp nhận thông tin từ chủ đầu tư và khảo sát dự án
  • Ngày 2: Lập hồ sơ tham vấn cộng đồng và gửi hồ sơ tham vấn trình chủ đầu tư ký
  • Ngày 3: Liên hệ UBND xã/phường gửi hồ sơ xin tham vấn
  • Ngày 4 - 10: Chờ UBND xã/phường tổ chức họp tham vấn (Đối với các dự án trong KCN không thực hiện bước này)
  • Ngày 11 - 17: Thực hiện viết hồ sơ tổng hợp trình nộp UBND cấp tỉnh/ Sở TNMT/ BQL các KCN/Bộ TNMT (Thời gian lập hồ sơ ĐTM thực hiện song song với thời gian chờ UBND xã/phường tổ chức họp tham vấn). Sau đó trình chủ đầu tư ký hồ sơ.
  • Ngày 18: Nhận lại hồ sơ từ chủ đầu tư, photo, in ấn hồ sơ
  • Ngày 19: Nộp hồ sơ về UBND cấp tỉnh/ Sở TNMT/ BQL các KCN/Bộ TNMT
  • Ngày 20 - 29: Chờ thẩm định dự án (Thời gian thẩm định căn cứ theo NĐ 40/2019/NĐ-CP và không quá 30 ngày)
  • Ngày 30: Họp thẩm định dự án
  • Ngày 31 - 33: UBND cấp tỉnh/ Sở TNMT/ BQL các KCN/Bộ TNMT ra biên bản chỉnh sửa
  • Ngày 34 - 36: Chỉnh sửa báo cáo sau hội đồng thẩm định (​​Thời gian có văn bản thông báo kết quả thẩm định căn cứ theo NĐ 40/2019/NĐ-CP)
  • Ngày 37: Photo in ấn lại báo cáo chỉnh sửa hoàn chỉnh sau hội đồng, sau đó trình chủ đầu tư ký hồ sơ hoàn chỉnh
  • Ngày 38: Nộp hồ sơ đã chỉnh sửa sau họp thẩm định về UBND cấp tỉnh/ Sở TNMT/ BQL các KCN/Bộ TNMT
  • Ngày 39 - 58: UBND cấp tỉnh/ Sở TNMT/ BQL các KCN/Bộ TNMT phê duyệt, ra quyết định hồ sơ (Thời gian trình duyệt căn cứ theo NĐ 40/2019/NĐ-CP)

Cần làm gì để lập báo cáo ĐTM

  • Khảo sát điều kiện địa lý, địa chất, khí tượng, thủy văn.
  • Đánh giá, thăm dò, thu thập số liệu về điều kiện thiên nhiên, môi trường và kinh tế – xã hội.
  • Thu thập và thăm dò, phân loại, đo đạc và tìm hiểu phân tích không khí, dòng nước, cái đất trong và tiếp giáp với khu vực dự án.
  • Xác định những nguyên tố vi khí hậu trong khu vực dự án.
  • Đánh giá tình trạng môi trường khu vực thực hiện dự án.
  • Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án như: khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn; xác định những chiếc chất thải phát sinh trong giai đoạn xây dựng và hoạt động của công trình bằng các bí quyết Thống kê, Phân tích, thu thập, thẩm định nhanh.
  • Cơ quan thẩm định chừng độ ảnh hưởng, tác động của những nguồn ô nhiễm kể trên tới các yếu tố tài nguyên, môi trường, xã hội, con người tiếp giáp với khu vực thực hiện dự án;
  • Đưa ra các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường cho giai đoạn vun đắp dự án;
  • Đề xuất các giải pháp hạn chế ô nhiễm, phương án quản lý môi trường quá trình hoạt động và ngừa sự cố môi trường
  • Đề nghị phương án xử lý nước thải, khí thải, phương án thu nhặt và xử lý chất thải rắn trong khoảng hoạt động của dự án
  • Tham vấn ý kiến UBND và UBMTTQ phố nơi thực hiện dự án
  • Xây dựng chương trình giám sát môi trường
  • Lập hội đồng thẩm định và phê duyệt Con số đánh giá tác động môi trường ĐTM


Trên đây là tất cả những thông tin mà Đại Nam muốn chia sẻ cho quý khách hàng hiểu thêm về các bước lập báo cáo ĐTM. Chúng tôi với gần 10 năm kinh nghiệm trong ngành môi trường và có một đội ngũ chuyên viên tư vấn về hồ sơ môi trường luôn đặt lợi ích khách hàng lên hàng đầu. Vì vậy, nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về nội dung trên hay cần tư vấn, lập hồ sơ môi trường, lập báo cáo ĐTM thì hãy liên hệ ngay qua hotline: 0909 378 796 để được tư vấn miễn phí và tận tâm nhất. 

THÔNG TIN LIÊN HỆ