ĐTM là gì? Điểm qua những vai trò và ý nghĩa của ĐTM ĐTM là gì? Điểm qua những vai trò và ý nghĩa của ĐTM ĐTM là gì? Điểm qua những vai trò và ý nghĩa của ĐTM

ĐTM là gì? Điểm qua những vai trò và ý nghĩa của ĐTM

Ngày đăng: 29-05-2021||Lượt xem: 981


1. Các khái niệm về báo cáo ĐTM

1.1 Đánh giá môi trường (ĐTM) là gì?

Đánh giá tác động môi trường hay còn gọi tắt là ĐTM, là một khái niệm dùng để chỉ quá trình xem xét đánh giá những hậu quả môi trường của một kế hoạch cá nhân, chính sách địa phương, chương trình công cộng. Dự án thực tế của công ty, doanh nghiệp trước khi quyết định tiến hành thực hiện hay không cũng cần đến quá trình đánh giá môi trường. Kết quả đánh giá thường bao gồm cả hai mặt tích cực lẫn tiêu cực.
Trong bối cảnh ngày nay, thuật ngữ “Đánh giá tác động môi trường” (EIA hay ĐTM) thường được sử dụng phổ biến để áp dụng cho các dự án, hồ sơ xin cấp phép hoạt động của các cá nhân hoặc công ty.

1.2 Khái niệm lập báo cáo đánh giá ĐTM

Nếu như ĐTM là một quá trình xem xét thì lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM chính là ghi lại kết quả sau đánh giá rõ ràng và chính xác nhất. Báo cáo ĐTM là một cơ sở thực tế và rõ ràng nhất giúp doanh nghiệp biết rõ hơn về hiện trạng chất lượng môi trường.
Từ báo cáo, doanh nghiệp có thể đề ra các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm hiệu quả, đảm bảo đạt các Tiêu chuẩn môi trường theo quy định. Kết quả giám sát chất lượng môi trường trong báo cáo sẽ là cơ sở để cơ quan quản lý Nhà nước đánh giá về công tác bảo vệ môi trường của Công ty.

1.3 Lý do phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM

  • Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM nhằm xác định rõ ràng với doanh nghiệp ngay từ đầu, liệu dự án và quá trình hoạt động dự án bên doanh nghiệp có ảnh hưởng đến môi trường xung quanh hay không. Nếu có ảnh hưởng thì chỉ tiêu có vượt quá những chỉ tiêu quy định hay không. Báo cáo này sẽ là tiêu chí và căn cứ để các cấp có thẩm quyền xem xét và đưa ra quyết định có cấp phép hoặc phê duyệt cho dự án hay không. 
  • Báo cáo ĐTM nâng cao ý thức của doanh nghiệp trong vấn đề bảo vệ môi trường, là bằng chứng cho sự chịu trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp nếu sau này khi hoạt động dự án không còn đạt được tiêu chuẩn như hồ sơ xin cấp phép ban đầu.
  • Báo cáo ĐTM gần như là bước cuối cùng trong hồ sơ xin cấp phép của mỗi doanh nghiệp, quyết định xem dự án hoạt động của doanh nghiệp có được thông qua không. Đồng thời chúng thể hiện được tầm nhìn chiến lược dài hạn khi phát triển KT-XH được đi đôi với bảo vệ môi trường.

2. Một số yếu tố trong việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM

2.1 Vai trò và ý nghĩa của việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM

  • Vai trò và ý nghĩa của ĐTM
  • Vai trò lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM:
  • Là công cụ quản lý môi trường có tính chất phòng ngừa.
  • Giúp chọn phương án tốt để khi thực hiện dự án phát triển ít gây tác động tiêu cực đến môi trường.
  • Giúp nhà quản lý nâng cao chất lượng của việc đưa ra quyết định.
  • Là cơ sở để đối chiếu khi có thanh tra môi trường.
  • Góp phần cho phát triển bền vững.

Ý nghĩa khi lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM

  • Khuyến khích quy hoạch tốt hơn.
  • Tiết kiệm thời gian và tiền trong phát triển lâu dài.
  • Giúp nhà nước, các cơ sở và cộng đồng có mối liên hệ chặt chẽ hơn.

2.2 Ai là người phải thực hiện lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM

Vấn đề này đã được quy định rõ ràng tại phụ lục II nghị định số 40:2019/NĐ-CP (Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường).
Những nhóm dự án tiêu biểu được nhắc đến trong phụ lục gồm nhóm các dự án về xây dựng, nhóm các dự án sản xuất vật liệu xây dựng, dự án về giao thông, dự án về điện tử, năng lượng, phóng xạ, dự án liên quan đến thủy lợi, khai thác rừng, trồng trọt, dự án về thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, dự án về dầu khí, dự án về xử lý, tái chế chất thải, dự án về cơ khí, luyện kim, dự án chế biến gỗ, sản xuất thủy tinh, gốm sứ, … và các dự án khác.
Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (Ủy ban nhân dân cấp xã) là các cơ quan mà chủ doanh nghiệp dự án cần đến xin tham vấn, bên cạnh việc tham vấn các tổ chức địa phương và khu vực dân cư sinh sống trực tiếp gần kề nơi dự án hoạt động. Việc tham vấn này phải diễn ra đồng thời trong quá trình thực hiện báo cáo đánh giá.

2.3 Quy định về các mốc thời gian thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM

  • Báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM thuộc thẩm quyền thẩm định của Bộ Tài nguyên và Môi trường, thời hạn tối đa là sáu mươi (60) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ.
  • Báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM thuộc thẩm quyền thẩm định của Sở Tài nguyên và Môi trường, thời hạn thẩm định tối đa là bốn mươi lăm (45) ngày làm việc

Nếu Quý doanh nghiệp có nhu cầu thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM một cách nhanh chóng, hiệu quả thì hãy liên hệ ngay với Công ty Giải Pháp Môi Trường Đại Nam qua Hotline 0909 378 796 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí nhé!

THÔNG TIN LIÊN HỆ