Giải pháp tăng cường sinh học trong bể xử lý nước thải

Cập nhật: 07-03-2022||Lượt xem: 852

Xử lý nước thải đang ngày càng là vấn đề được nhiều đơn vị quan tâm. Bể xử lý nước thải là thứ quan trọng trong quy trình xử lý nước thải. Thực tế cho thấy ngày càng nhiều đơn vị áp dụng các giải pháp tăng cường sinh học trong bể xử lý nước thải vì những ưu điểm vượt trội của phương pháp này mang lại. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này cùng công ty TNHH Giải Pháp Môi Trường Đại Nam.
 

1. Bể xử lý nước thải là gì?

Các khu công nghiệp, khu dân cư…sau khi thải ra một lượng nước thải thì cần phải có quy trình xử lý nguồn nước thải đó trước khi đưa chúng ra môi trường bên ngoài (áp dụng cho những đơn vị bắt buộc phải xử lý nước thải theo quy định của Pháp Luật hoặc đơn vị tự nguyện muốn xử lý nước thải). Và bể xử lý nước thải là nơi chứa toàn bộ lượng nước thải đó và tiến hành xử lý để trở nên sạch hơn, bớt ô nhiễm hơn thông qua hàng loạt các hệ thống, quy trình và phương pháp. Bể xử lý nước thải không chỉ là một bể mà bao gồm nhiều bể. Với mỗi bể sẽ có những tính năng và quy trình xử lý nước thải riêng.

2. Có những phương pháp xử lý nước thải nào?

Hiện nay có một vài phương pháp xử lý nước thải phổ biến, như:
– Phương pháp xử lý nước thải bằng lý học (lưới chắn, trộn, bông tụ, lọc, lắng, truyền khí…)
– Phương pháp xử lý nước thải bằng hóa học và hóa lý (kết tủa,hấp thụ, khử trùng)
– Phương pháp xử lý nước thải bằng sinh học hay gọi đầy đủ hơn là xử lý nước thải bằng phương pháp công nghệ sinh học (phổ biến nhất là hiếu khí và kỵ khí)
Ứng dụng công nghệ sinh học hiện đại trong xử lý nước thải đang dần được ưa chuộng và phổ biến hơn.

3. Đối tượng nào sẽ cần thiết sử dụng xử lý nước thải theo phương pháp sinh học?

Như đã biết, chúng ta có nhiều phương pháp xử lý nước thải khác nhau. Tùy thuộc vào tình trạng và tính chất của nước thải mà sẽ có những phương pháp xử lý phù hợp. Phương pháp xử lý nước thải bằng vi sinh vật (hay còn gọi là phương pháp xử lý nước thải bằng phương pháp công nghệ sinh học) thường được sử dụng khi muốn xử lý các chất hữu cơ hòa tan có trong nước thải cũng như một số chất vô cơ như H2S, Sunfit, ammonia, Nito….


Sử dụng hoá chất vi sinh giúp quá trình xử lý nước thải hiệu quả hơn.

4. Một hệ thống theo phương pháp xử lý nước thải bằng vi sinh vật cần có những bước cơ bản nào?

Một hệ thống xử lý nước thải bằng vi sinh vật tiêu chuẩn theo phương pháp sinh học sẽ gồm: :
Nguồn nước thải → Bể thu gom → Bể tách mỡ (nếu nguồn nước thải có chứa nhiều dầu mỡ. Chủ yếu áp dụng cho nước thải sinh hoạt hoặc nước thải từ khu công nghiệp chế biến thực phẩm/ đồ ăn) → Bể điều hòa → Bể sinh học (bể thiếu khí/ bể kỵ khí/ bể hiếu khí) → Bể lắng → Bể chứa bùn (nếu cần) → Bể chứa nước sạch sau khi đã xử lý nước thải theo phương pháp sinh học xong

5. Công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học áp dụng vào quy trình nào trong hệ thống xử lý nước thải?

Khi nhìn vào quy trình xử lý nước thải theo phương pháp sinh học , ta có thể biết công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học được áp dụng vào hầu hết các bước/ các bể. Tuy nhiên ứng dụng rõ nhất chính là ở bể thiếu khí/ bể kỵ khí hoặc bể hiếu khí (thực tế một hệ thống xử lý nước thải bằng vi sinh vật không bắt buộc phải có đầy đủ cả 3 bể sinh học này). Cùng hiểu rõ hơn về ứng dụng công nghệ sinh học hiện đại trong xử lý nước thải thông qua 2 phương pháp dưới đây:
Với bể kỵ khí: là nơi xảy ra ba quá trình cơ bản là phân hủy, lắng bùn và tách khí. Bể kỵ khí có chức năng xử lý các chất hữu cơ hàm lượng cao. Bể này là thành phần cơ bản trong hệ thống xử lý nước thải sinh học
Với bể thiếu khí (Anoxic): nếu như nước thải có chứa hàm lượng nito và photpho cao thì cần phải xử lý mới đạt tiêu chí chuẩn được đưa ra bên ngoài môi trường
Đây là bể lên men trong hệ thống bể xử lý Nitơ trong nước thải bằng những phương pháp sinh học. Công nghệ được áp dụng là Nitrat hóa và khử Nitrat. Và bể này chính là nơi xử lý hai chất độc hại ấy
Bể hiếu khí: hay còn được gọi là bể bùn hoạt tính. Bể hiếu khí dựa vào các vi sinh vật hiếu khí để làm sạch nước thải. Chúng dựa trên nguyên lý những vi sinh vật hiếu khí sẽ sử dụng các chất ô nhiễm trong nước thải làm nguồn thức ăn để sinh trưởng. Các vi sinh vật hiếu khí sẽ bám dính vào vật thể để tạo nên các bông bùn. Đồng nghĩa với việc giảm BOD, COD (các chất thải hữu cơ trong nước thải)

6. Vì sao cần tăng cường giải pháp tăng cường sinh học trong bể xử lý nước thải?

Khi muốn xử lý chất hữu cơ hòa tan có trong nước thải thì phương pháp tăng cường sinh học sẽ là giải pháp tối ưu. Ngày nay lượng nước thải càng lớn, các chất hữu cơ hòa tan trong nước thải cũng chiếm tỉ lệ lớn. Chính vì vậy mà công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học ngày càng phổ biến và được ưa chuộng
Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học có nhiều ưu điểm mang lại lợi ích cao:
Bằng phương pháp hiếu khí:
- Tạo ra nguồn nước thải đã được xử lý đảm bảo tiêu chuẩn
- Khả năng vận hành đơn giản, chi phí đầu tư thấp
- Tạo ra lượng bùn thải lớn nhưng lại có thể tái sử dụng làm phân bón
Bằng phương pháp kỵ khí:
- Tạo ra nguồn nước thải đã được xử lý đảm bảo tiêu chuẩn
- Tạo ra khí metan lớn có thể dùng để cấp khí lò hơi
- Có thể xử lý nguồn nước với tải trọng cao


 
Công ty TNHH Giải Pháp Môi Trường Đại Nam là đơn vị có kinh nghiệm trong các dự án xử lý nước thải cũng như triển khai giải pháp tăng cường sinh học trong bể xử lý nước thải. Với kinh nghiệm trên 10 năm trong ngành cùng đội ngũ kỹ sư có chuyên môn cao, chắc chắn sẽ là sự lựa chọn đáng tin cậy cho quý khách hàng.

THÔNG TIN LIÊN HỆ