Hậu quả của ô nhiễm nguồn nước và cách xử lý nước thải

Cập nhật: 08-07-2022||Lượt xem: 3300

 

Nước thải chưa qua xử lý chứa nhiều hóa chất sẽ rất độc hại với môi trường, chính vì vậy nếu các doanh nghiệp, nhà máy sản xuất xả nước thải chưa xử lý ra ngoài môi trường chắc chắn phải chịu những mức phạt rất lớn theo quy định của Pháp Luật, thậm chí còn bị tước giấy phép hoạt động có thời hạn hoặc vĩnh viễn. Vì thế, khâu xử lý nước thải ở mỗi doanh nghiệp nên được đầu tư và chú trọng kịp thời, sau đây hãy cùng Đại Nam điểm qua một vài hậu quả của việc ô nhiễm nguồn nước và cùng tìm phương án xử lý nhé.

Hậu quả của ô nhiễm nguồn nước

Tùy thuộc vào từng ngành nghề mà nồng độ hóa chất và ảnh hưởng của từng loại nước thải chưa xử lý đến môi trường sống cũng như sức khỏe của con người cũng khác nhau.

  • Nước thải chưa xử lý từ các nhà máy sản xuất công nghiệp nói chung và gang thép nói riêng chứa nhiều kim loại nặng, xyanua, crom, kẽm, chì, cadimi, photpho, phẩm màu, … tạo thành chất độc gây hại đến với các sinh vật phù du, sinh vật thủy sinh như cá, tôm trong nước cũng bị chết hoặc thoái hóa, ngoài ra còn gây ra những căn bệnh mãn tính rất nguy hiểm đến với sức khỏe con người và vật nuôi.
  • Sản xuất nông nghiệp, cây trồng vật nuôi cũng bị ảnh hưởng nhiều bởi sự ô nhiễm môi trường nước, các hoạt động sản xuất chăn nuôi thủy hải sản cũng bị ảnh hưởng không nhỏ.
  • Nước thải sản sinh ra từ các hộ gia đình, chợ, khu dân cư, bệnh viện, phòng khám,… trong đó có chứa phân, máu, dầu mỡ và nhiều loại hóa chất khác bao gồm lượng lớn các vi khuẩn độc hại, có thể gây ra những bệnh truyền nhiễm.
  • Nước thải chưa xử lý thải ra các nguồn tiếp nhận nước thải mà chưa qua xử lý sẽ làm môi trường nước bị ô nhiễm, cũng ảnh hưởng đến các thành phần khác trong tự nhiên như môi trường đất, không khí,… gây bốc mùi hôi thối, khó chịu ảnh hưởng rất lớn đến đời sống kinh tế và xã hội của con người. Ngoài ra đây còn là nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh về đường hô hấp, bệnh ngoài da,…
  • Ngày nay, do tác động từ các hiện tượng thay đổi khí hậu như hiệu ứng nhà kính, nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam đang ngày càng xem trọng các vấn đề về môi trường, luật bảo vệ môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng ở nước ta càng lúc càng được thực thi nghiêm ngặt, các hình phạt về tiền, thậm chí tước giấy phép hoạt động của các doanh nghiệp, nhà máy xả thải đã phần nào ngăn chặn các hành vi lén xả nước thải chưa xử lý ra môi trường rất nhiều.

Từ những ảnh hưởng trên, ta có thể thấy rõ rằng các khu sản xuất, doanh nghiệp, khu dân cư, bệnh viện, phòng khám,… có sản sinh nước thải cần phải đầu tư hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn xả thải, đây là điều kiện bắt buộc và mang tính chất sống còn đối với mỗi doanh nghiệp.

Công nghệ xử lý nước thải hiệu quả nhất hiện nay

Đại Nami xin gửi đến các bạn một số công nghệ xử lý nước thải tiêu chuẩn, được áp dụng rất phổ biến trong các cơ sở sản xuất thuộc nhiều ngành nghề với nhiều loại nước thải khác nhau từ nước thải y tế, bệnh viện, nước thải sinh hoạt, và các loại nước thải đặc trưng riêng cho từng ngành nghề công nghiệp khác nhau.

  • Công nghệ xử lý nước thải AO

Còn được gọi với cái tên công nghệ sinh học yếm khí – thiếu khí – hiếu khí, công nghệ này ứng dụng hoạt động sống của vi sinh vật trong nước thải để xử lý và chuyển hóa các chất ô nhiễm. Đây là một công nghệ truyền thống nên khá dễ dàng trong việc vận hành, có thể tự động hoá. Tuy nhiên nhược điểm lớn nhất là rất nhạy cảm với nhiệt độ, pH, SS, kim loại nặng và các chất độc khác nên việc xử lý nước thải khó được triệt để. Diện tích xây dựng cũng lớn hơn các công nghệ khác.

  • Công nghệ xử lý nước thải hoá lý

Đây là công nghệ hoạt động dựa vào các phản ứng hóa học và quá trình lý hóa diễn ra giữa chất ô nhiễm với hóa chất cho thêm vào. Các phản ứng diễn ra trong quá trình này bao gồm oxi hóa khử, tạo chất kết tủa và phân hủy chất độc hại. Các phương pháp hóa học là oxi hóa, trung hòa và keo tụ. Ngoài loại bỏ được các rắn lơ lửng, kim loại, vi sinh vật gây hại, công nghệ này còn có thể xử lý các chất ô nhiễm dạng keo kích thước nhỏ có trong nước thải. Tuy nhiên, nhiều hóa chất và cặn bã được tách ra khỏi nước đồng nghĩa với lượng bùn lắng xuống cần được xử lý nhiều hơn, đồng thời cũng tiêu tốn khá nhiều hóa chất.

UASB là công nghệ xử lý sinh học kỵ khí, đây được xem là một trong những quá trình kỵ khí được ứng dụng rộng rãi rộng lĩnh vực xử lý nước thải. Trong thực tế, công nghệ xử lý nước thải UASB được dành riêng cho các nguồn nước thải có thành phần ô nhiễm cao và lượng chất rắn thấp. Ưu điểm của công nghệ này là tiết kiệm năng lượng, diện tích và có thể xử lý COD lên đến 15.000mg/l,… Nhưng thời gian khởi động tương đối lâu, lượng khí sinh ra không ổn định và nuôi cấy bùn trong công nghệ này không dễ và thích nghi lâu. 

Công nghệ này ứng dụng công nghệ vi sinh nước thải dựa trên việc kết hợp bể lắng bùn hoạt tính lơ lửng Aerotank và màng MBR. Theo đó, trong bể Aerotank khí sẽ được cấp liên tục để giúp vi sinh vật duy trì sự sống, tăng trưởng và xử lý các chất hữu cơ. Bùn và các chất hữu cơ sản sinh trong quá trình này sẽ được giữ lại thông qua cơ chế màng sinh học. Đây là công nghệ xử lý nước thải có rất nhiều ưu điểm như: chất lượng nước đầu ra được đánh giá tốt hơn hẳn so với các công nghệ khác, nước sau khi xử lý còn có thể được tái sử dụng được, tiết kiệm chi phí xây dựng, điện năng, bùn dư tạo ra cũng rất ít, quá trình bảo trì, bảo dưỡng cũng thuận tiện và dễ dàng… Bên cạnh đó vẫn tồn tại một nhược điểm duy nhất đó chính là nếu sử dụng trong thời gian dài có thể bị tắc màng, trong khi chi phí để đầu tư và thay mới khá cao.

Đây là công nghệ sử dụng vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ bằng việc bổ sung giá thể di động. Công nghệ này có diện tích xây dựng và thời gian lưu nước ít hơn so với công nghệ xử lý AO truyền thống nhưng lại phát sinh nhiều chi phí giá thể và phải bảo trì thường xuyên.

Công nghệ xử lý nước thải SBR ứng dụng vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ, toàn bộ quá trình chỉ xảy ra trong 1 bể, đồng thời nước thải được xử lý theo mẻ. Đây là công nghệ được hoạt động dựa trên hệ thống vận hành tự động và giảm thiểu các thiết bị phải sử dụng trong bể lắng và không cần tuần hoàn bùn. Tuy nhiên, công nghệ này cần có bể hở nên không phù hợp với các công trình yêu cầu làm chìm toàn bộ. Yêu cầu mức tự động hóa cao nên khi có sự cố xảy ra sẽ gây khó khăn trong việc vận hành thủ công.

Đây là một trong những quy trình xử lý nước thải phổ biến được áp dụng cho các loại nước thải công nghiệp, sinh hoạt,... Quý khách hàng có thể xem thêm thông tin của các khái niệm này trong các bài viết liên quan đến hệ thống xử lý nước thải mà Đại Nam tổng hợp và chia sẻ tại Website cũng như Facebook.

Với gần 10 năm hoạt động trong ngành môi trường, Công ty TNHH Giải pháp Môi trường Đại Nam sở hữu đội ngũ nhân viên có nhiều năm kinh nghiệm, chúng tôi đã tư vấn, thiết kế, thi công các công trình xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học, hóa học, hóa lý, sinh học… với chi phí tối ưu nhất cho nhiều hộ gia đình, cơ quan, trung tâm thương mại và các cơ sở sản xuất kinh doanh, các nhà máy sản xuất của các doanh nghiệp khác trên địa bàn T.P Hồ Chí Minh cùng các tỉnh thành lân cận. Liên hệ với chúng tôi thông qua hotline: 0909 378 796 để được tư vấn kịp thời.

THÔNG TIN LIÊN HỆ