Bể SBR thường gồm 2 cụm bể:
- Bể Selector
- Bể C- tech
Nước thải thường được cho vào bể Selector rồi được bơm qua bể C – tech. Bể Selector thường sục khí giúp quá trình xử lý hiếu khí diễn ra suôn sẻ. Bể C – tech là nơi diễn ra 5 pha được miêu tả chi tiết bên dưới.
Trong hệ thống của công nghệ xử lý nước thải SBR thường hoạt động theo một chu kỳ tuần hoàn với 5 pha.
Pha làm đầy bể (Fill): Nước thải được bơm đầy vào bể. Bể làm đầy có khả năng thay đổi linh hoạt các quá trình: làm đầy – tĩnh, làm đầy – hòa trộn, làm đầy – sục khí.
Pha phản ứng (React): đây là nơi cung cấp khí làm tiền đè cho các phản ứng sinh hóa. Quá trình phân hủy chất hữu cơ cũng diễn ra trong công nghệ xử lý nước thải SBR của pha này. Để quá trình xử lý hiệu quả bạn cần xác định và kiểm soát các thông số đầu vào: N, P. COD, BOD,…đồng thời giúp pha tiếp theo hoạt động tốt hơn.
Pha lắng (Settle): Phần nước thải qua xử lý được lắng trong và cô đặc bùn. Trong công nghệ xử lý nước thải SBR pha này thường kết thúc trong 2 giờ.
Pha rút nước (Draw): tùy vào lượng nước đầu vào mà thời gian rút nước sẽ tỷ lệ thuận với chúng.
Pha chờ (Idle): Đây có thể hiểu là thời chờ nạp cho mẻ xử lý mới.
Ngoài ra còn giai đoạn xả bùn dư. Việc này giữ vai trò quan trọng giúp bể hoạt động xuyên suốt. Bùn dư thường được xử lý theo hướng thu vào bể chứa bùn. Quá trình phân hủy bùn sẽ được diễn ra tại đây với các kết quả thu được như sau:
_ Nồng độ chất rắn trong bùn tăng lên
_ Thành phần chất hữu cơ trong bùn giảm, giúp ổn định bùn
_ Thể tích bùn trước khi đi xử lý được giảm đáng kể
Lượng bùn trong bể chứa sẽ được thu gom và xử lý theo định kỳ, phần nước thải được tách ra sẽ dẫn ngược lại về bể điều hòa
+ Quá trình Nitrat hóa: diễn ra trong pha sục khí của bể SBR. Tại đây xảy ra theo 2 phản ứng:
2NH4 + 3O22NO2- + 2H2O + 1H + Tế bào mới
2NO2- + O22NO3- + Tế bào mới
➡︎ NH4 + 2O2NO3- + 2H+ + H2O
Các phản ứng này được xảy ra nhờ vào vi sinh vật Nitrosomonas và Nitrobacter. Sự có mặt của các chủng vi khuẩn nhóm Nitrite giúp loại bỏ NH4+ đồng thời loại bỏ được hàm lượng amoni có trong nước thải. Quá trình nitrat hóa bị ảnh hưởng bởi các yếu tố:
Nồng độ chất nền càng cao thì hiệu suất xử lý tương đương.
Nhiệt độ cao tỷ lệ thuận với quá trình xử lý của công nghệ xử lý nước thải SBR.
Oxy cần được duy trì cần và đủ để đảm bảo phản ứng được xảy ra.
pH nên ở mức 7.6 – 8.6.
Thời gian lưu bùn.
Hóa chất độc hại.
Trong công nghệ xử lý nước thải SBR, còn diễn ra quá trình khử nitrat. Quá trình này mang ý nghĩa quan trọng trong kỹ thuật xử lý nước thải. Tại quá trình này oxy được tách khỏi nitrit nhờ vào vi khuẩn trong môi trường kỵ khí. Đây cũng là quá trình kết thúc chu trình Nitơ.
Lưu ý: Không sử dụng vi khuẩn Nitrat cùng với các chất hóa học. Để hệ thống công nghệ xử lý nước thải SBR hoạt động tốt nên sử dụng ở nhiệt độ thích hợp. Để Nitrat hóa được triệt tiêu hoàn toàn nitơ cần cân bằng oxy hòa tan >4mg/L.
Một trong những ưu điểm của bể SBR là không tuần hoàn bùn.
Do quá trình phản ứng diễn ra ở cùng 1 bể nên ít hao hụt bùn hoạt tính
Dễ dàng tích hợp quá trình nitrat hóa/khử nitơ, loại bỏ photpho
Sự trao đổi luân phiên giữa các pha mang đến hiệu quả xử lý BOD lên đến 90%
Hiện nay, có rất nhiều công ty môi trường cung cấp hệ thống xử lý nước thải này. Với kinh nghiệm và lợi thế về nguồn thiết bị vật ty chất lượng, Đại Nam luôn sẵn sàng mang đến bạn dịch vụ phù hợp nhất.
Với đội ngũ nhân viên, kỹ sư có tâm với nghề chúng tôi luôn tạo ra các giải pháp, công nghệ xử lý nước thải SBR thích hợp với yêu cầu của bạn.
---------------------