Những Cách Xử Lý Nước Thải Bằng Phương Pháp Hoá Học

Cập nhật: 23-12-2024||Lượt xem: 4864
Xử lý nước thải bằng hóa học đang được đánh giá cao nhờ tính hiệu quả và khả năng ứng dụng vượt trội. Các chất thải khó phân hủy cùng kim loại nặng sẽ là những vấn đề nan giải trong xử lý môi trường. Hiện tại, tất cả chúng đều có thể được giải quyết hiệu quả bằng cách này. Để hiểu rõ hơn về quy trình và lợi ích của phương pháp xử lý hóa học, hãy cùng Đại Nam khám phá chi tiết ngay sau đây.

1. Xử lý nước thải hóa học là gì?

Xử lý nước thải sử dụng các phản ứng hóa học để loại bỏ hoặc vô hiệu hóa các chất gây ô nhiễm. Phương pháp này đặc biệt hiệu quả với các hợp chất như chất hữu cơ, kim loại nặng, và những chất không thể xử lý bằng phương pháp sinh học hoặc vật lý.
Quy trình bao gồm việc sử dụng các hóa chất như chất keo tụ, chất oxy hóa, hoặc chất trung hòa để kết tủa, khử độc, hoặc giảm nồng độ các chất ô nhiễm. Nhờ đó, nước thải được xử lý đạt tiêu chuẩn an toàn trước khi xả ra môi trường.


Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa học được dùng phổ biến hiện nay

2. Đặc điểm của phương pháp xử lý nước thải hóa học

Dưới đây là những đặc điểm nổi bật của phương pháp xử lý nước thải bằng hóa học hiện nay, bao gồm:
  • Phương pháp này có thể áp dụng cho nhiều nguồn nước thải khác nhau như nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt, nước thải đô thị,...

  • Khả năng loại bỏ những chất độc, vi khuẩn có hại bằng phương pháp xử lý nước thải hóa học rất hiệu quả.

  • Với phương pháp này, người vận hành hệ thống có thể điều chỉnh các chỉ số trong quá trình xử lý nước một cách dễ dàng và nhanh chóng.

3. Những cách xử lý nước thải bằng phương pháp hóa học

Dưới đây là 4 cách xử lý nước thải bằng phương pháp hóa hóa được sử dụng phổ biến nhất:

3.1. Bằng phương pháp hoá học trung hoà

Phương pháp này hoạt động dựa trên nguyên lý điều chỉnh nồng độ pH về mức trung tính, tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phân hủy các tạp chất ô nhiễm trong nước. Khi các chất axit và kiềm phản ứng với nhau, chúng tạo ra muối và nước, đóng vai trò như tác nhân trung hòa, từ đó cân bằng môi trường nước thải.
Hiệu quả của quá trình trung hòa phụ thuộc vào nhiều yếu tố như lưu lượng nước thải, mức pH ban đầu, nồng độ chất ô nhiễm và nhiệt độ của nước,...Tất cả đều ảnh hưởng đến khả năng xử lý và chất lượng đầu ra của hệ thống.
Các tác nhân trung hoà bao gồm:
  • Nước thải chứa axit dùng: NaOH, KOH, NH4OH, Na2CO3, CaCO3, MgCo3, vôi

  • Nước thải chứa kiềm dùng: H2SO4, HCL, HNO3, muối axit

  • Nước thải nhiễm kim loại nặng dùng: CaO, CaOH, Na2CO3, NaOH,…

3.2. Bằng phương pháp hoá học tạo kết tủa

Nước thải chứa nhiều kim loại nặng và tạp chất cần được xử lý triệt để, trong đó quá trình kết tủa là bước quan trọng giúp loại bỏ các thành phần độc hại. Hai cơ chế kết tủa chính thường được áp dụng là kết tủa cacbonat canxi và hydroxit, giúp loại bỏ hiệu quả kim loại khỏi nước. Để đạt hiệu quả cao nhất, việc điều chỉnh nồng độ pH phù hợp là yếu tố quyết định, bởi mỗi loại kim loại chỉ kết tủa tốt nhất ở một mức pH riêng. Điều này đảm bảo quá trình xử lý diễn ra nhanh chóng, ổn định và an toàn hơn cho môi trường.
Các loại hoá chất kết tủa thường dùng:
  • Phèn nhôm

  • Sulfate sắt và vôi

  • Ferric chloride

  • Ferric chloride và vôi

3.3. Bằng phương pháp hoá học oxi hóa khử

Phương pháp này sử dụng các chất oxy hóa mạnh như Clo (ở dạng khí hoặc hóa lỏng), clorat canxi, dioxit clo, hypoclorit natri, bicromat kali, pemanganat kali, oxy từ không khí và ozon để xử lý và làm sạch nước thải. Trong quá trình oxy hóa, các chất ô nhiễm độc hại sẽ được chuyển hóa thành các hợp chất ít độc hơn và sau đó tách ra khỏi nước. Để quá trình xử lý đạt hiệu quả tối ưu, cần sử dụng một lượng các tác nhân hóa học nhằm đảm bảo nước thải được làm sạch hoàn toàn trước khi xả thải ra môi trường.

3.4. Bằng phương pháp hoá học ozon hoá

Phương pháp này sử dụng ozon (O₃) để thực hiện quá trình oxy hóa các chất gây ô nhiễm trong nước thải, nhằm khử mùi, khử màu và diệt khuẩn. Với tính oxy hóa mạnh mẽ, ozon có khả năng phá vỡ cấu trúc của các chất ô nhiễm, oxy hóa các hợp chất hữu cơ, đồng thời loại bỏ mùi hôi và màu sắc không mong muốn, góp phần nâng cao chất lượng nước thải.

Các phương pháp xử lý nước thải bằng phương pháp hoá học mới nhất

4. Ưu và nhược điểm của phương pháp xử lý nước thải hoá học

Không chỉ riêng xử lý nước thải bằng phương pháp hoá học mà bất cứ phương pháp xử lý nước thải nào cũng có những ưu điểm và nhược điểm nhất định. Dưới đây là một cái nhìn tổng quan về các lợi ích và hạn chế của phương pháp xử lý nước thải hóa học, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về khả năng ứng dụng của nó trong thực tiễn.

4.1. Ưu điểm

  • Dễ tìm các nguyên liệu hoá chất

  • Dễ sử dụng, dễ quản lý

  • Không gian xử lý nước thải nhỏ gọn

  • Thời gian xử lý nước thải nhanh

4.2. Nhược điểm

  • Chi phí xử lý nước thải rất cao nên không phù hợp với các hệ thống xử lý với quy mô lớn.

  • Có nguy cơ tạo ra một số các loại chất ô nhiễm thứ cấp từ các phản ứng hoá học trong quá trình xử lý nước thải.

5.  Đơn vị cung cấp hệ thống nước thải uy tín, chất lượng

Với đội ngũ kỹ sư nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực, Đại Nam luôn mang đến những dịch vụ tốt nhất cho quý khách hàng. Lựa chọn lắp đặt hệ thống xử lý nước tại tại Công ty TNHH Giải Pháp Môi Trường Đại Nam khách hàng sẽ được tư vấn tận tình và giải đáp mọi thắc mắc. Cùng với đó, Đại Nam luôn sử dụng những trang thiết bị, máy móc hiện đại để mang đến cho quý khách hàng một hệ thống xử lý nước thải chất lượng nhất.

Môi trường Đại Nam mang đến các dịch vụ xử lý nước thải hiện đại và mới nhất
Nếu bạn muốn được tư vấn, lắp đặt hệ thống xử lý nước thải cho doanh nghiệp, hãy liên hệ chúng tôi thông qua số hotline: 0909 378 796. Công ty TNHH giải pháp môi trường Đại Nam với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xử lý nước thải, ngoài việc lắp đặt hệ thống xử lý nước thải bằng phương pháp hoá học thì chúng tôi còn sử dụng những phương pháp khác như xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học, vật lý, hoá lý,...
Tổng hợp các dự án xử lý nước thải được thực hiện bởi Đại Nam hiện nay:
  • Hệ thống XLNT chế biến sữa -TH true milk: 3.000 m3/ ngày.đêm
  • Xử lý nước thải chăn nuôi công suất 1.600 m3/ngày.đêm.- Trung tâm giống Nông nghiệp tỉnh Hậu Giang
  • Hệ thống XLNT chế biến sữa - Sữa đậu nành Vinasoy: 1.000 m3/ngày.đêm
  • Hệ thống xử lý nước thải sản xuất -Nhà Máy Sản Xuất Hương Liệu Ếch Vàng –Golden Frog- Thụy Sĩ
  • Hệ thống xử lý nước thải - KCN Phú An Thạnh, Long An: 360 m3/ngày.đêm
  • Hệ thống XLNT STP nước rỉ nhà máy điện rác Bắc Ninh 480 m3/ngày.đêm
  • HTXLNT Bệnh Viện Đa Khoa An Phước 400m3/ ngày.đêm- Phan Thiết

THÔNG TIN LIÊN HỆ