Những công nghệ xử lý nước thải khu dân cư hiện nay

Cập nhật: 10-06-2022||Lượt xem: 1173


Vấn đề xử lý nước thải khu dân cư đang được mọi người đặc biệt quan tâm, bởi tốc độ phát triển của các khu dân cư ngày càng nhanh và phổ biến đặc biệt tại các thành phố lớn. Để có thể đáp ứng tiêu chuẩn xả thải bắt buộc do quy định của nhà nước đồng thời đáp ứng tính nhân văn của con người đối với môi trường thì nước thải khu dân cư cần được xử lý một cách nhanh chóng và tối ưu nhất. Mỗi khu dân cư cần có hệ thống thu gom xử lý nước thải để đủ điều kiện trong quá trình tách thửa ra sổ cùng với đó là đáp ứng chất lượng môi trường xung quanh. 

Đặc tính nước thải khu dân cư

Nước thải tại các khu dân cư thường là nước thải sinh hoạt, thải ra từ các hoạt động thường nhật của mọi người dân như: tắm, giặt, tẩy rửa…


Nước thải sinh hoạt khu dân cư gồm 2 loại:

  • Nước nhiễm bẩn do chất bài tiết của người dân từ các phòng vệ sinh
  • Nước thải nhiễm bẩn do các chất thải sinh hoạt: cặn bã từ nhà bếp, các chất rửa trôi từ việc vệ sinh nhà cửa…

Chỉ tiêu ô nhiễm nước thải khu dân cư:

Thành phần và tính chất của nước thải khu dân cư

Thành phần vật lý: biểu thị dạng chất bẩn có trong nước ở các kích thước khác nhau và được chia thành 3 nhóm:

  • Nhóm 1: gồm các chất không tan chứa trong nước thải dạng thô (vải, giấy, lá cây, sỏi, đá…) ở dạng lơ lửng (> 10-1mm) và ở dạng huyền phù, nhũ tương, bọt (= 10-1 – 10-4)
  • Nhóm 2: gồm các chất ở dạng hạt keo (= 10-4 – 10-6)
  • Nhóm 3: gồm các chất bẩn ở dạng hòa tan có < 10-6 mm, có thể ở dạng ion hoặc phân tử.

Thành phần hóa học: biểu thị dạng các chất bẩn trong nước thải có các tính chất hóa học khác nhau, được chia thành 3 nhóm:

  • Thành phần vô cơ: gồm cát, đất sét, axit vô cơ, các ion của muối phân ly,… và chiếm khoảng 42% trong nước thải sinh hoạt.
  • Thành phần hữu cơ: các chất có nguồn gốc từ động vật, thực vật, cặn bã bài tiết… và chiếm khoảng 58% trong nước thải sinh hoạt. Các chất chứa nitơ, hợp chất nhóm hydratcarbon, các chất chứa photpho, lưu huỳnh.
  • Thành phần sinh học: nấm men, nấm mốc, vi khuẩn,…

Những tác động mà nước thải khu dân cư mang đến

Nước thải của các khu dân cư có nhiều tác động tiêu cực đến môi trường xung quanh và chất lượng cuộc sống của con người, vì vậy việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải khu dân cư là rất cần thiết và vô cùng quan trọng

  • Các chất hữu cơ hòa tan (BOD/COD): diễn ra sự khoáng hóa, ổn định chất hữu cơ dẫn đến sự thiếu hụt oxy trong nước, gây ảnh hưởng đến thủy sinh. Nếu thiếu hụt DO trầm trọng sẽ xảy ra hiện tượng phân hủy yếm khí, gây mùi hôi.
  • Các chất dinh dưỡng (N,P): hàm lượng cao sẽ gây ra hiện tượng phú dưỡng hóa nguồn nước, kích thích sự phát triển của tảo, rong rêu trong nước.
  • Chất rắn lơ lửng (SS): làm đục nước, mất mỹ quan.
  • Vi sinh vật gây bệnh: lan truyền các bệnh trong môi trường nước như: thương hàn, tả lị,… có thể thành dịch, ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Công nghệ xử lý nước thải khu dân cư

Với tình hình hiện tại thì ngày càng nhiều công nghệ xử lý nước thải khu dân cư ra đời nhằm phục vụ cho từng quy mô, nhu cầu khác nhau. Mỗi công nghệ đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố chúng ta có thể lựa chọn công nghệ phù hợp và tối ưu nhất.


Một số công nghệ xử lý thải khu dân cư phổ biến hiện nay như:



Để được tư vấn kỹ hơn về những công nghệ nêu trên hoặc quý doanh nghiệp nếu có nhu cầu lắp đặt hệ thống xử lý nước thải khu dân cư, hãy liên hệ với Công ty TNHH Giải Pháp Môi trường Đại Nam thông qua số hotline: 0909 378 796. Chúng tôi với gần 10 năm kinh nghiệm, là một trong những công ty giải pháp môi trường uy tín tại TP.HCM có thể tư vấn và lắp đặt cho quý khách hàng hệ thống xử lý nước thải khu dân cư phù hợp và tối ưu chi phí nhất.

 

THÔNG TIN LIÊN HỆ