Những lưu ý về Giấy phép Môi trường đối với Doanh nghiệp hoạt động trước và sau ngày 1/1/2022 Luật bảo vệ môi trường năm 2020 với hiệu lực từ ngày 01/01/2022 đã có một số thay đổi về hồ sơ và thủ tục hành chính. Chính vì vậy chúng ta cần lưu ý những thay đổi ấy để có thể chuẩn bị giấy phép môi trường một cách chuẩn nhất cho doanh nghiệp của mình. Những lưu ý về Giấy phép Môi trường đối với Doanh nghiệp hoạt động trước và sau ngày 1/1/2022

Những lưu ý về Giấy phép Môi trường đối với Doanh nghiệp hoạt động trước và sau ngày 01/01/2022

Ngày đăng: 26-04-2022||Lượt xem: 377

 

Luật bảo vệ môi trường năm 2020 với hiệu lực từ ngày 01/01/2022 đã có một số thay đổi về hồ sơ và thủ tục hành chính. Chính vì vậy chúng ta cần lưu ý những thay đổi ấy để có thể chuẩn bị giấy phép môi trường một cách chuẩn nhất cho doanh nghiệp của mình.

Đầu tiên chúng ta cùng tìm hiểu khái niệm giấy phép môi trường là gì

Giấy phép môi trường là văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được phép xả chất thải ra môi trường, quản lý chất thải, nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất kèm theo yêu cầu, điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

Đối tượng cần lập giấy phép môi trường

Áp dụng tại Điều 39 trong Luật bảo vệ môi trường 2020, quy định những đối tượng cần lập Giấy phép môi trường:

– Khoản 1: Các dự án đầu tư trong nhóm I, II, III có phát sinh về nước thải, khí thải, bụi xả ra ngoài môi trường cần phải tiến hành xử lý hoặc phát sinh ra các loại chất thải nguy hại, phải được quản lý theo quy định khi đi vào quá trình vận hành.

– Khoản 2: Các dự án đầu tư, các khu sản xuất, trung tâm dịch vụ, cụm công nghiệp, hoạt động có tiêu chí về môi trường, chẳng hạn như các đối tượng được quy định tại Khoản 1 để được cấp giấy phép môi trường.

– Khoản 3: Các dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công sẽ được miễn lập giấy phép môi trường.
 

 

Những thay đổi của doanh nghiệp hoạt động trước và sau ngày 01/01/2022

Doanh nghiệp hoạt động trước ngày 01/01/2022 cần phải có Giấy phép môi trường trong thời hạn 36 tháng từ ngày 01/01/2022. Trong trường hợp dự án đã được cấp các Giấy phép môi trường thành phần Chủ dự án được sử dụng đến khi Giấy phép môi trường thành phần hết hạn (đối với Giấy phép môi trường thành phần có thời hạn) hoặc sử dụng tối đa 5 năm từ ngày 01/01/2022 (đối với Giấy phép môi trường thành phần không có thời hạn).

Các hồ sơ cần thiết cho Doanh nghiệp hoạt động trước ngày 01/01/2022 khi lập Giấy phép môi trường:

  • Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường
  • Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước (quy định tại luật Tài nguyên nước)
  • Giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi (quy định tại luật Thủy lợi)
  • Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất
  • Giấy phép xử lý chất thải nguy hại
  • Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại
  • Giấy phép xả khí thải công nghiệp

Những doanh nghiệp hoạt động từ 01/01/2022 trở về sau chỉ cần thực hiện hồ sơ Giấy phép môi trường (hồ sơ Giấy phép môi trường là tích hợp và thay thế cho 7 loại giấy phép trên). Việc một số giấy tờ bị lược bỏ và thay thế bằng một loại giấy phép môi trường sẽ giúp sẽ giúp đơn giản thủ tục hành chính, giảm thời gian chuẩn bị các thủ tục hồ sơ môi trường cho doanh nghiệp và dễ dàng hơn cho doanh nghiệp trong khâu quản lý. 

Nội dung của giấy phép môi trường

Trong giấy phép môi trường, cơ bản sẽ có những nội dung sau:

  • Nguồn phát sinh nước thải, dòng nước thải, lưu lượng xả thải nước thải tối đa, các chất ô nhiễm, giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm, vị trí, phương thức xả thải cùng các nguồn tiếp nhận nước thải.
  • Nguồn phát sinh khí thải: dòng khí thải, lưu lượng xả thải, các chất ô nhiễm, giá trị giới hạn của các chất gây ô nhiễm, vị trí cùng phương thức xả khí thải.
  • Nguồn phát sinh, giá trị giới hạn với 2 loại độ rung và tiếng ồn.
  • Công trình, hệ thống thiết bị xử lý chất thải nguy hại, mã chất thải nguy hại, khối lượng được phép xử lý, số lượng các trạm trung chuyển CTNH, địa bàn hoạt động của dự án đầu tư, các cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý CTNH.
  • Loại, khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu đối với các dự án đầu tư, các cơ sở chuyên nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài để làm nguyên liệu sản xuất.
     

 

 

Trong quá trình lập giấy phép môi trường nếu có khó khăn hay thắc mắc nào về cách lập Giấy phép môi trường, quý khách hàng có thể tham khảo thêm thông tin trên hoặc liên hệ chúng tôi - Công ty TNHH Giải pháp Môi trường Đại Nam để đăng ký dịch vụ lập hồ sơ, giấy phép môi trường giá cạnh tranh và chuẩn theo Pháp Luật. 

Hotline: 0909 378 796

Email: info@dainam-enviro.com

THÔNG TIN LIÊN HỆ