Việc xây dựng một công trình xử lý nước thải theo đúng quy định của pháp luật là điều cần thiết mà các doanh nghiệp cần phải tuân thủ. Tuy nhiên, sẽ có rất nhiều sự cố hay tình huống không mong muốn xảy ra trong quá trình thực hiện. Chính vì thế, để có thể duy trì hệ thống xử lý nước thải hoạt động hiệu quả và ổn định thì cần phải tìm hiểu về những vấn đề và sự cố để tìm ra phương pháp xử lý phù hợp.
Một trong những biểu hiện của sự cố hệ thống xử lý nước thải phổ biến nhất là mùi hôi. Nó có thể xuất phát từ bất kỳ giai đoạn nào của hệ thống: đầu vào, bể điều hoà, bể lắng thứ cấp… Một số nguyên nhân có thể xảy ra như sau:
Thông khí kém
Thiết bị lọc quá tải
Máy bơm không dẫn nghẽn do rác.
Tủ điện bị nhảy aptomat hoặc mất nguồn cấp điện đến bơm
Cánh bơm bị kẹt hoặc bị vướng vào rác
Bơm có tiếng kêu lạ hoặc bị rung lắc
Bơm nóng và chạy yếu được nước lên do công suất nguồn điện không đủ mạnh hoặc bị tắc
Máy thổi khí bị kêu rít khác thường do các đầu kết nối bị hở nên lượng khí thoát ra ngoài qua các khe đó tạo ra tiếng rít.
Máy thổi khí bị đọng nước
Oxy trong bể xử lý không được phân tán đồng đều
Sinh khối bị sẫm màu do nguồn oxy cung cấp trong quá trình sục khí hoạt động không đều, không đủ.
Sinh khối nổi trên mặt nước do tải lượng hữu cơ không ổn định.
Sinh khối hình thành nên hỗn hợp đặc do thiếu oxy, tải lượng hữu cơ không ổn định và nồng độ pH bị biến đổi.
Bùn nổi trong bể lắng
Bùn tạo thành khối
Bùn mất khả năng kết dính
Bùn bị phân tán
Bùn chuyển màu vàng, khả năng lắng chậm
Bùn chết
1.6 Kẹt rác ở các máy khuấy chìm, máy bơm chìm
Sự cố này xảy ra do song chắn rác thô không chặn được rác có kích thước nhỏ nên rác lọt vào các bể phía sau và bị cuốn vào cánh khuấy của máy bơm, máy khuấy gây kẹt. Chúng ta có thể bổ sung thêm lưới chắn rác tinh tại bể thu gom để khắc phục sự cố này.
Việc nước thải sau khi lắng có màu vàng có thể do sử dụng liều lượng hóa chất keo tụ quá nhiều, phản ứng tại bể keo tụ chưa xảy ra hết, vì vậy chúng ta nên sử dụng liều lượng nồng độ hóa chất phù hợp.
Để quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải diễn ra suôn sẻ thì chúng ta cần phải khắc phục, xử lý sự cố kịp thời.
Cần phải loại bỏ hết các chất thải đặc biệt là chất rắn nổi không phân huỷ như giấy, giẻ lau, gỗ, mảnh vụn từ nước thải đầu vào để bảo vệ thiết bị hạ lưu tránh làm tắc nghẽn đường ống, ăn mòn hệ thống,... gây cản trở quá trình xử lý nước thải.
Khi loại bỏ photpho cần lưu ý đến liều lượng hóa chất:
Tiền kết tủa: trước giai đoạn xử lý sinh học trong giai đoạn sơ cấp cân định lượng hóa chất để loại bỏ photpho ra khỏi bể lắng. Tiến hành đo nồng độ giữa bể lắng sơ cấp và bể sục khí để nắm rõ hàm lượng photphat.
Sau quá trình kết tủa: loại bỏ photpho qua các bộ lọc sinh học
Khi nước thải thải trực tiếp vào môi trường tự nhiên mà có nồng độ BOD đã qua xử lý quá cao chứng tỏ rằng quy trình xử lý nước thải vẫn chưa hoàn thiện, nguồn thải chứa nhiều chất hữu cơ nên vi khuẩn tiêu thụ hết lượng oxy dư thừa. Chính vì vậy cần đảm bảo xử lý hoàn toàn nước thải để duy trì mức BOD lý tưởng.
Sau khi tìm hiểu sơ qua tất cả những sự cố thường gặp khi xử lý nước thải, chắc hẳn chúng ta đã biết việc tìm một đơn vị cải tạo và bảo trì hệ thống xử lý nước thải để việc vận hành được diễn ra suôn sẻ hơn. Công ty TNHH Giải pháp Môi trường Đại Nam với gần 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực môi trường tự tin là đơn vị có thể giải quyết được những vấn đề sự cố xử lý nước thải của quý doanh nghiệp. Liên hệ với chúng tôi thông qua số hotline: 0909 387 796 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.