Đi đôi với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của lĩnh vực nhà hàng khách sạn là nhu cầu của người dân về việc ăn uống, tổ chức tiệc tùng, tụ họp… Tốc độ phát triển của loại hình kinh doanh này trải rộng khắp cả nước đặc biệt là phát triển mạnh tại các thành phố đông dân cư và có thế mạnh về du lịch. Tuy nhiên việc phát triển qua nhanh chóng như vậy cũng dẫn đến nhiều tác động đáng kể về tình trạng nước thải phát sinh ra ngoài môi trường. Do lượng nước thải xả ra môi trường lớn và có nhiều nhà hàng vẫn chưa xây dựng hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn. Với sự ra đời của nhiều công nghệ xử lý nước hiện đại thì vấn đề nước thải tại các nhà hàng đang dần được khắc phục. Vậy đâu là phương pháp xử lý nước thải nhà hàng đạt hiệu quả tốt nhất hiện nay? Hãy cùng Đại Nam tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ngành kinh doanh nhà hàng sẽ còn phát triển mạnh hơn và thu hút được nhiều vốn đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài, đây là một bước tiến mới cho nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi nhuận kinh tế mang lại cho đất nước thì vấn đề ô nhiễm môi trường cũng cần được quan tâm, đặc biệt là nước thải nhà hàng ra ngoài môi trường mà chưa qua xử lý. Việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải nhà hàng vô cùng quan trọng. Nhưng để xây dựng một hệ thống xử lý nước thải một cách triệt để và hiệu quả thì trước hết chúng ta cần hiểu rõ về nguồn gốc phát sinh của chúng.
Hoạt động chính của nhà hàng, quán ăn chính là kinh doanh dịch vụ ăn uống. Vì vậy, nước thải của nhà hàng, quán ăn đến từ 3 nguồn chính sau:
Việc xác định tính chất của nước thải nhà hàng là vô cùng quan trọng, bởi vì khi biết rõ tính chất của nguồn nước thải sẽ có thể đưa ra phương pháp xử lý phù hợp và hiệu quả nhất. Nước thải nhà hàng có những tính chất sau:
Khi một công ty giải pháp môi trường đảm nhận thi công một dự án xử lý nước thải thì sẽ đến khảo sát tình hình hoạt động tại nhà hàng, bao gồm:
Nước thải nhà hàng tại nước ta hiện nay chỉ được xử lý thông qua bể phốt. Tuy có đem lại hiệu quả nhưng cũng còn tồn tại nhiều hạn chế nhất định. Không thể không kể đến việc hơn một nửa lượng chất cặn bã không thể phân huỷ được, cùng với đó là hàm lượng dầu mỡ và BOD ở mức cao, vi khuẩn dù chưa qua xử lý đã được thải ra môi trường.
Thậm chí có nhiều nơi các nguồn nước thải từ nhà hàng chưa qua xử lý đã bị xả trực tiếp vào các hệ thống thoát nước công cộng khiến môi trường ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng.
Do đó, để góp phần bảo vệ môi trường thì dù là nhà hàng, khu dân cư hay khu công nghiệp đều nên áp dụng các phương pháp xử lý nước thải hiện đại để đảm bảo nguồn nước đạt chuẩn trước khi thải ra ngoài môi trường.
Song chắn rác: giúp loại bỏ các loại rác thải thô có kích thước lớn để tránh tắc nghẽn đường ống, bơm,… ảnh hưởng đến các giai đoạn xử lý sau. Phần rác thải sau khi tách bỏ được thu gom để đem đi xử lý.
Bể tách dầu mỡ: nước thải nhà hàng thải ra từ các hoạt động ăn uống là chủ yếu nên lượng dầu mỡ tương đối lớn, cần phải tách dầu mỡ ra khỏi dòng nước thải trước khi đưa vào hệ thống xử lý tiếp theo để tránh làm tắc nghẽn hệ thống bơm. Việc thiết kế và lựa chọn công nghệ tách dầu mỡ cũng cần quan tâm để đảm bảo toàn bộ dầu mỡ đều được loại bỏ.
Bể điều hòa: nước thải được dẫn vào bể điều hòa để ổn định lại lưu lượng và nồng độ chất thải có trong nước thải trước khi vào các công trình xử lý hóa lý hay sinh học. Trong bể điều hòa có đặt thiết bị khuấy giúp xáo trộn đều nguồn nước thải, tránh tình trạng cặn lắng xuống đáy bể, đảm bảo không xảy ra hiện tượng phân hủy yếm khí dưới đáy.
Bể anoxic: Nhiệm vụ chính của bể anoxic là khử nito. Nitrat trong nước thải đầu vào và nitrat tuần hoàn từ bể hiếu khí sẽ được khử gần như hoàn toàn tại bể dưới sự hiện diện của các chủng vi sinh denitrificans. Để hiệu suất khử nitrat được tối ưu, người vận hành cũng cần bổ sung cơ chất đẩy đủ với tỉ lệ thích hợp.
Bể MBBR: nước thải sau khi ra khỏi bể anoxic được dẫn vào bể xử lý sinh học hiếu khí kết hợp giữa màng sinh học và quá trình bùn hoạt tính. Bể MBBR sẽ sử dụng nhựa (giá thể vi sinh di động mbbr) trong bể sục khí để tăng lượng vi sinh vật có sẵn để xử lý nước thải.
Trong bể hiếu khí dính bám MBBR, hệ thống cấp khí cung cấp đầy đủ khí oxi cho các VSV hiếu khí hoạt động. Đồng thời quá trình sục khí giúp xáo trộn liên tục các vật liệu đệm, giúp các vật liệu đệm luôn trong trạng thái lơ lửng.
Các vi sinh vật có khả năng phân giải các chất hữu cơ sẽ bám dính lên bề mặt của vật liệu đệm để sử dụng chất hữu cơ trong nước thải làm nguồn dinh dưỡng để sinh trưởng và phát triển.
Lớp màng sinh vật trên vật liệu đệm sẽ phát triển và dày lên rất nhanh, sau một thời gian, lớp vi sinh vật phía bên trong không tiếp xúc được với chất hữu cơ trong nước thải sẽ bị chết và bong tróc ra rơi vào trong nước thải.
Ngoài quá trình khử COD, BOD trong nước thải thì còn xảy ra quá trình Nitrat hóa và Denitrate giúp loại bỏ các hợp chất Nitơ và Photpho trong nước thải.
Bể lắng: nước thải sau khi xử lý sinh học được đưa vào bể lắng để lắng lớp cặn vi sinh vật chết trong nước thải. Phần bùn cặn sau lắng sẽ được đưa về bể chứa bùn để đem đi xử lý.
Bể khử trùng: phần nước trong sau lắng được đưa về bể khử trùng để tiêu diệt các vi khuẩn còn sót lại trong bể. Nước thải đầu ra sau xử lý phải đạt QCVN 14:2008/BTNMT.
Nếu quý khách hàng còn bất cứ thắc mắc nào về những thông tin trên hay cần tham khảo về phương pháp xử lý nước thải nhà hàng, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0909 378 796