Quy chuẩn nước thải nuôi trồng thủy sản tiêu chuẩn quốc gia Công ty TNHH giải pháp môi trường Đại Nam chuyên tư vấn và lắp đặt các hệ thống xử lý nước thải theo công nghệ hiện đại. Trong đó, module thiết bị xử lý nước thải sinh hoạt là một trong những công nghệ chúng tôi đang thực hiện khá thành công trên thị trường. Quy chuẩn nước thải nuôi trồng thủy sản tiêu chuẩn quốc gia

Quy chuẩn nước thải nuôi trồng thủy sản tiêu chuẩn quốc gia

Ngày đăng: 10-11-2021||Lượt xem: 4386

Quy chuẩn nước thải nuôi trồng thủy sản là gì?

Nước thải nuôi trồng thuỷ sản có nguồn gốc từ đâu?

Nước thải nuôi trồng thuỷ sản là loại nước thải được sản sinh sau khi thu hoạch sản phẩm rồi thải ra nguồn tiếp nhận. Trong đó, nước thải nuôi trồng thuỷ sản đều có chứa các thành phần:
-        BOD5 & COD (các chất hữu cơ)
-       Photpho, Nitơ (các chất dinh dưỡng)
-       TSS (các chất lơ lửng)
-       Các nhóm vi sinh Coliform
-       Và một số thành phần khác trong nước thải
Tất cả những thành phần kể trên đều có thể gây ô nhiễm đến môi trường nếu không thông qua hệ thống xử lý nước thải. Vì vậy quy chuẩn nước thải nuôi trồng là điều vô cùng cần thiết mà nhà nước đã ban hành để chấm dứt sai phạm, hạn chế tối đa các tác nhân gây ô nhiễm môi trường và các nguyên nhân gây dịch bệnh từ vi khuẩn/vi sinh vật đến từ nước thải thuỷ sản.

Các chất ô nhiễm trong nước thải nuôi trồng thuỷ sản:

Đối với các mô hình nuôi công nghiệp hoặc nuôi thâm canh sẽ có các thành phần độc hại gây ô nhiễm môi trường, việc này đã có những số liệu cụ thể như sau:
 


 

1. Nước thải nuôi tôm công nghiệp: Nước thải này có hàm lượng các chất hữu cơ (BOD5 12-35 mg/l,  COD 20-50mg/l), phospho 0,24-0,45 mg/l (P-PO43-), ammoniac (0,5-1 mg/l), chất rắn lơ lửng(12-70mg/l), coliforms(2,5.102 - 3.104 MPN/100ml).

2. Nước thải nuôi cá Trê lai: Nước thải nuôi cá trê có thành phần BOD5 56 mg/l, COD 118 mg/l, tổng N 11,50 mg/l, tổng P 5,02 mg/l.

3. Nước thải nuôi cá Tra: Nước thải nuôi cá tra có thành phần BOD5 50mg/l, COD 112mg/l, tổng N 4,81 mg/l, tổng P 2,17 mg/l.

4. Thông thương có 2 vụ tôm/năm , 1 vụ cá/năm vì vậy nguồn nước thải nuôi trồng và canh tác thuỷ sản có thể lên đến 15 ngàn cho đến 25 ngàn m3/ha.
Do đó, các doanh nghiệp nuôi trồng thuỷ sản cần phải có giải pháp xử lý nước thải triệt để. Như vậy mới có thể đáp ứng được yêu cầu của nhà nước trong tcvn nước nuôi trồng thuỷ sản trước lúc thải ra nguồn tiếp nhận.
Bên cạnh đó, vấn đề về bùn thải trong quá trình nuôi tôm thâm canh, nuôi tôm công nghiệp, nuôi cá trê, nuôi cá tra công nghiệp cũng có chứa các loại thức ăn dư thừa bị thối rữa gây phân huỷ. Các loại thuốc kháng sinh và hoá chất, các chất lắng đọng phù sa với bề dày từ 01.03m... đều gây tác động xấu đến môi trường cũng như ảnh hưởng chất lượng nuôi trồng thuỷ sản.

Bùn thải nuôi tôm công nghiệp có chứa khoảng 29,5%

●     Si: 27.842mg/kg
●     Ca: 13.256 mg/kg
●     K: 5.642mg/kg
●     Fe: 11.210 mg/kg
●     H2S: 8,3 mg/kg
●     N-NH3: 36,1mg/kg
●     N-NO3: 0,3mg/kg
●      N-NO2: 0,1mg/kg
●     PO4: 1,8mg/kg

Bùn thải nuôi cá Tra với:

●     pH 4,37-5,39
●     TOC 1,56 - 1,89
●     Tổng N 0,131 - 0,186%
●     Tổng P 0,124 - 0,181%...

 

Trao đổi QCVN về thuỷ sản? Quy chuẩn nước thải nuôi trồng thủy sản đã có chưa?

Chất lượng nước nuôi trồng thuỷ sản và một số điều cần lưu ý

Theo thông tin, hiện tại nước thải nuôi trồng thuỷ sản đã được các cơ quan chức năng, cơ quan quản lý về BVMT áp dụng dụng theo QUY CHUẨN NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP (QCVN 40:2011/BTNMT). Tuy nhiên, quy chuẩn này lại có một số bất cập như sau:
 

- QCVN 40:2011/BTNMT được xây dựng và ban hành để áp dụng cho nước thải của các nhà máy sản xuất công nghiệp. Quy chuẩn này có đến 33 thông số ô nhiễm cần kiểm soát: (Nhiệt độ; Màu; pH; BOD5(200C); COD; Chất rắn lơ lửng; Asen; Thủy ngân; Chì; Cadimi; Crom (VI); Crom (III); Đồng; Kẽm; Niken; Mangan; Sắt; Sunfua; Amoni (tính theo N); Tổng hoá chất bảo vệ thực vật phốt pho hữu cơ; Tổng PCB; Coliform; Tổng hoạt độ phóng xạ á; Tổng hoạt độ phóng xạ ß), Tổng xianua; Tổng phenol; Tổng dầu mỡ khoáng; Tổng nitơ; Tổng phốt pho (tính theo P); Clorua (không áp dụng khi xả vào nguồn nước mặn, nước lợ); Clo dư; Tổng hoá chất bảo vệ thực vật Clo hữu cơ...
 

- Sự khó khăn và những khác biệt ở các địa phương là quyết định chọn lựa chọn các nhóm thông số kim loại nặng và nhóm thông số phóng xạ được lấy từ quy chuẩn 40:2011/BTNMT để áp dụng cho nước nuôi trồng thuỷ sản. Việc này có thể gây khó khăn khăn trong công tác tổ chức thực hiện và tốn kém chi phí lấy mẫu và phân tích (tuy nhiên lại không phục thiết thực) đối với hoạt động nuôi trồng thuỷ sản của doanh nghiệp và xã hội.
 

Trên đây là những khó khăn khi áp dụng 40:2011/BTNMT, mong rằng trong tương lai sẽ sớm có quy chuẩn nước thải nuôi trồng thuỷ sản đảm bảo khả thi về thực tiễn, hoạt động, cũng như hướng dẫn chính xác về kỹ thuật xử lý nước thải, bùn thải trong quá trình nuôi trồng thuỷ sản. Như vậy doanh nghiệp mới có thể đáp ứng yêu cầu theo luật BVMT và cả giải pháp xử lý thích hợp để phát triển bền vững ngành nuôi trồng thuỷ sản.

Chất lượng nước nuôi trồng thuỷ sản và một số điều cần lưu ý:

Hiện nay mực quy định cho nước thải thuỷ sản từ các ao nuôi tôm thì COD không được quá 150 mg/L (QCVN 02-19:2014/BNNPTNT).
Hàm lượng COD ở các ao nuôi tôm thành công ở ĐBSCL dao động trong phạm vi 2,64 - 35,21 mg/L, trung bình 17,31 ± 4,33 mg/L.
Một số trang trại nuôi thủy sản áp dụng công nghệ tiên tiến thường đảm bảo đáy ao phải được thông khí để loại bỏ các khí độc hại.
Tuy nhiên, có khá nhiều ao nuôi ở các vùng trũng thấp không thể hoàn toàn thoát nước và khô. Để khắc phục vấn đề này cần phải khử chất thải cho ao hiệu quả. 
Ngoài ra nếu cần tìm hiệu về hệ thống xử lý nước thải, dịch vụ xử lý nước cấp cho nuôi trồng thủy sản. Qúy khách hàng có thể liên hệ Hotline - 0909 378 796 để được tư vấn chi tiết.
 
Quy chuẩn nước thải nuôi trồng thủy sản
Quy chuẩn nước thải thủy sản
chất lượng nước nuôi trồng thuỷ sản
tcvn sản phẩm thuỷ sản
tiêu chuẩn nước nuôi tôm
tcvn nước nuôi trồng thuỷ sản
qcvn về thuỷ sản
tiêu chuẩn nuôi trồng thuỷ sản

THÔNG TIN LIÊN HỆ