Quy trình xử lý nước thải khu công nghiệp phổ biến

Ngày đăng: 08-04-2022||Lượt xem: 1391

 

Sự phát triển nhanh chóng và tăng vọt của các ngành công nghiệp thuộc các vùng trọng điểm ở nước ta, đánh dấu một cột mốc quan trọng khẳng định tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam. Các ngành công nghiệp tại các khu công nghiệp không chỉ tạo nên một sản phẩm công nghiệp lớn để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, mà còn tạo việc làm cho hàng triệu lao động ở nông thôn, giảm tỷ lệ thất nghiệp và tệ nạn xuống mức thấp nhất. Tuy nhiên mặt trái của sự thịnh vượng mà các ngành công nghiệp ở các khu công nghiệp mang lại là sự ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường tự nhiên bởi các chất thải thải ra hằng năm.

 

Nguồn gốc của nước thải công nghiệp

 


 

Xử lý nước thải khu công nghiệp không giống với xử lý nước thải sinh hoạt hay xử lý nước thải sản xuất thông thường. Bởi ngoài việc xử lý nước thải từ quá trình hoạt động của máy móc còn phải xử lý nước thải sinh hoạt từ các khu văn phòng, khu sinh hoạt của công nhân viên. Chính vì vậy, nước thải sinh ra tại các khu công nghiệp thường có khối lượng lớn và thành phần phức tạp. Tuỳ vào loại hình công nghiệp, sản xuất mà đặc trưng nước thải sẽ khác nhau, ví dụ nước thải nhà máy nước ngọt sẽ khác nước thải nhà máy sản xuất giấy.

 

Phương pháp xử lý nước thải khu công nghiệp


Hiện có 3 phương pháp xử lý nước thải khu công nghiệp phổ biến là vật lý, hóa học và sinh học. Tùy thuộc vào đặc tính từng nước thải, quy mô của từng khu công nghiệp sẽ lựa chọn phương pháp xử lý phù hợp nhất. 

 

Phân loại nguồn nước thải khu công nghiệp


Nước thải sinh hoạt: của cán bộ công nhân viên trong các khu vực vệ sinh, nhà bếp, khu văn phòng… Nguồn nước thải sinh hoạt này thường chứa một số các chất như: hóa chất tẩy rửa, vi sinh vật, vi khuẩn, BOD5, COD… Đây là các chất vô cùng độc hại và gây ra một số bệnh: giun sán, virus, các bệnh liên quan đến hệ hô hấp và tiêu hóa.

Nước thải từ quá trình sản xuất công nghiệp: tùy thuộc vào từng ngành sản xuất thì thành phần nước thải này sẽ có đặc trưng riêng:

  • Công nghiệp thực phẩm: BOD, chất rắn lơ lửng, các loại thuốc trừ sâu độc hại, hormone tăng trưởng, màu vật chất, axit hoặc kiềm,…
  • Nhà máy điện: các chất rắn lơ lửng: thủy ngân, chì, Crom, selen, asen, cadimi, hoặc lưu huỳnh dạng khí, trơ đáy và tro bay,…
  • Sắt và công nghiệp thép: các sản phẩm khí hóa: naphthalene, benzen, xyanua, amoniac, phenol, cresol, anthracene,…các chất ô nhiễm: dầu mỡ động vật, các hạt rắn, axit sunfuric, axit hydrochloric,…đây đều là các chất phát sinh trong quá trình nung, sản xuất, tẩy rửa và xử lý bề mặt.
  • Công nghiệp giấy và bột giấy: TSS, BOD, chloroform, furan, dioxin, phenol, COD và các chất rắn lơ lửng.
  • Dầu công nghiệp: Bao gồm các lĩnh vực như rửa xe, nhà kho chứa nhiên liệu, nhà xưởng, trung tâm giao thông vận tải, nhà máy phát điện,…Nước thải từ các khu vực này thường chứa: các dung môi, dầu nhờn, sạn, chất tẩy rửa và hydrocacbon.

Quy trình xử lý nước thải khu công nghiệp

Nước thải từ các khu công nghiệp nếu không được xử lý đạt chuẩn sẽ gây tác hại rất nghiêm trọng đến môi trường xung quanh cũng như đến sức khỏe của con người, do vậy các khu công nghiệp bắt buộc phải chấp nhận đầu tư một hệ thống xử lý nước thải công nghiệp đạt chuẩn để giải quyết vấn đề này. 

(Quy trình công nghệ xử lý nước thải khu công nghiệp bằng phương pháp Fenton)

Để tìm hiểu chi tiết hơn về quy trình xử lý nước khu thải công nghiệp bằng phương pháp Fenton, các bạn hãy truy cập tại đây nhé.

Với nhiều năm làm việc trong ngành xử lý nước thải và sở hữu đội ngũ chuyên gia kỹ thuật giàu kinh nghiệm, Công ty TNHH Giải pháp Môi trường Đại Nam đã tư vấn, thiết kế, thi công các công trình xử lý nước thải khu công nghiệp đạt chuẩn với chi phí tối ưu nhất cho nhiều doanh nghiệp trên cả nước.

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn đáp ứng nhu cầu của quý khách thông qua số hotline 0909 378 796

THÔNG TIN LIÊN HỆ