Thành phần nước thải sinh hoạt bao gồm những gì và cách xử lý?

Cập nhật: 11-08-2022||Lượt xem: 2784

 

Thành phần nước thải sinh hoạt được xác định bởi việc phân tích và lấy mẫu nước thải theo chỉ tiêu/ tiêu chuẩn quy định. Bên cạnh đó, việc xử lý nước thải sinh hoạt cũng rất được nhà nước và xã hội quan tâm vì nó ảnh hưởng đến đời sống của con người cũng như có những nguy cơ tác động đến môi trường. Nước thải chưa qua xử lý sẽ gây ô nhiễm trầm trọng đến rất nhiều tài nguyên, sức khỏe và hệ sinh thái.

Thành phần khác nhau trong nước thải sinh hoạt: 

Có thể thấy trong nước thải có rất nhiều thành phần khác nhau, trong đó thành phần nước thải sinh hoạt sẽ có chứa các chất vô cơ và hữu cơ. Thường thấy các thành phần như sau:

  • 52% là các chất hữu cơ cơ hoà tan (thông qua các chỉ tiêu BOD5/COD)
  • 48% là các chất vô cơ (Nitơ, photpho). 

Trong thành phần nước thải sinh hoạt còn có những loại sinh vật gây bệnh, có nguy cơ gây nên các loại bệnh/độc tố nguy hại cho con người như: Virus gây dịch bệnh, bệnh tả, kiết lỵ, E.coli hoặc các loại vi khuẩn gây ra bệnh thương hàn… cực kỳ nguy hại cho tính mạng và sức khỏe. 

Thành phần nước thải sinh hoạt có nguồn phát sinh từ đâu?

Nước thải sinh hoạt có nguồn gốc phát sinh tổng quan từ khu dân cư là chính, trong đó có khu căn hộ, khu dân cư, biệt thự, tòa nhà văn phòng, trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí, nhà hàng khách sạn… Đặc điểm chung của loại nước sinh hoạt có thể gây ô nhiễm bởi cặn bẩn của thực phẩm dư thừa, quá trình sinh hoạt, chất cặn hữu cơ, chất vô cơ, đất cát, vi trùng… 

Thành phần nước thải sinh hoạt bao gồm những gì?

Thành phần nước thải có thành phần và tính chất riêng, thông thường số lượng các chất vô cơ, hữu cơ và khí sẽ là thông số thể hiện tính chất hóa học và cho biết về thành phần nước thải sinh hoạt. 

Chính xác chúng ta sẽ xác định thành phần nước thải sinh hoạt thông qua các thành phần sau đây: 

  1. Độ kiềm trong thành phần nước thải sinh hoạt giúp giữ độ pH trung tính của nước thải sinh hoạt trong suốt quá trình xử lý (sinh hóa) 
  2. BOD hay còn gọi là oxy sinh hóa: Việc xác định BOD sẽ giúp chúng ta xác định chất bị phân hủy sinh hóa, quá trình này được xác định ở nhiệt độ 200 BOD5 trong nước thải sinh hoạt thường nằm trong khoảng 100-300mg/l
  3. COD hay còn gọi là oxy hóa học: COD sẽ xác định chất oxy hóa trong nước thải. Trung bình COD sẽ thường nằm vào khoảng 200-500mg/l. Tuy nhiên, tùy vào một số loại hình doanh, hoặc loại nước thải công nghiệp COD có thể tăng cao nhiều lần.
  4. Chất khí hòa tan trong nước thải
  5. Hợp chất nitơ
  6. Độ pH giúp xác định tính axit của nước thải 
  7. Phospho 
  8. Chất rắn gây ô nhiễm
  9. Nước (được xem là thành phần chính cấu tạo thành nước thải)

Chúng ta có thể xem rõ hơn tại bảng dưới đây: 

Thành phần nước thải sinh hoạt bao gồm những gì? 

Cách xử lý thành phần nguy hại trong nước thải sinh hoạt:

Có nhiều công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt. Tuy nhiên dựa vào thành phần trên và những yêu cầu xoay quanh tiêu chuẩn đầu ra của nước thải sinh hoạt và vì nước thải sinh hoạt có đặc trưng chủ yếu là các chất hữu cơ. Nên xử lý nước thải sinh hoạt bằng công nghệ vi sinh được ưu tiên lựa chọn với 2 quá trình xử lý hiếu khí và thiếu khí theo quy trình sau:

Trên đây là những thành phần nước thải sinh hoạt và phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt mà bạn cần biết. Việc nắm rõ thành phần sẽ giúp bạn thực hiện tốt các nguyên lý để lắp đặt hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tối ưu. 

Cty TNHH Giải Pháp Môi Trường Đại Nam cung cấp dịch vụ xử lý nước thải chuyên nghiệp, hiệu quả giúp xử lý các vấn đề về nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp… Để được tư vấn chi tiết, vui lòng liên hệ chúng tôi thông qua HOTLINE  0909 378 796 để được giải đáp mọi thắc mắc.

THÔNG TIN LIÊN HỆ