Tìm hiểu về dịch vụ tư vấn và lập báo cáo ĐTM khu công nghiệp

Ngày đăng: 02-06-2022||Lượt xem: 1034


Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là loại giấy tờ vô cùng quan trọng trong việc hoàn thiện thủ tục xin giấy phép xây dựng khi các doanh nghiệp tiến hành khởi công xây dựng một dự án khu công nghiệp. Tuy nhiên việc lập báo cáo ĐTM khu công nghiệp có rất nhiều nội dung mà không phải ai cũng nắm rõ, vậy thì hãy cùng Đại Nam tìm hiểu qua những thông tin sau đây. 

Khái niệm về báo cáo ĐTM

Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là kết quả phân tích, dự báo các tác động của dự án đầu tư đến môi trường để đưa ra nhiều biện pháp, phương pháp xử lý bảo vệ môi trường khi triển khai và bắt đầu thi công dự án đó. 


Khi lập báo cáo ĐTM tác động môi trường, doanh nghiệp sẽ biết rõ hơn về mức độ tác động của dự án đến với môi trường xung quanh so với mức quy định để có thể đề ra các biện pháp giảm thiểu những tác động đó. Đồng thời, kết quả giám sát chất lượng môi trường sẽ là cơ sở để hợp thức hoá hoạt động kinh doanh của khu công nghiệp.

Vì sao khu công nghiệp phải làm báo cáo ĐTM?

Hiện nay các khu công nghiệp tập trung với nhiều loại hình sản xuất và quy mô khác nhau dẫn đến việc phát sinh ra một lượng nước thải lớn làm khó khăn trong việc quản lý môi trường. Trong khi đó hành lang pháp lý còn tồn tại nhiều điểm chồng chéo dẫn đến việc quản lý gặp nhiều khó khăn hơn nữa. Chính những thách thức về ô nhiễm môi trường ấy mà các cơ quan nhà nước ngày càng quan tâm và kiên quyết xử phạt việc vi phạm về việc lập hồ sơ môi trường của các doanh nghiệp. Đặc biệt, lập báo cáo ĐTM khu công nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm giúp các cơ quan quản lý các vấn đề liên quan đến môi trường tốt hơn. 


Các khu công nghiệp bắt buộc phải hoàn thành báo cáo ĐTM bởi vì đó là điều kiện tiên quyết để dự án được phê duyệt. Ngoài ra, việc lập báo cáo ĐTM còn giúp nhà đầu tư đưa ra những quyết định về phương án khả thi, tối ưu nhất cho dự án. Giúp tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí trong việc phát triển lâu dài. Giúp mối quan hệ giữa nhà nước, các cơ sở và cộng đồng phát triển chặt chẽ hơn.


Việc lập báo cáo ĐTM để có thể biết được tầm ảnh hưởng của dự án đến môi trường xung quanh so với mức tiêu chuẩn của quy định. Qua đó ràng buộc trách nhiệm của doanh nghiệp, tạo sự chủ động trong việc bảo vệ môi trường và hợp thức hóa quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 

Những đối tượng bắt buộc phải lập báo cáo ĐTM khu công nghiệp

Tất cả những khu công nghiệp chỉ được phép tiến hành dự án sau khi đã hoàn thành báo cáo ĐTM khu công nghiệp theo đúng quy định. Sau khi đảm bảo tất cả các yếu tố và được phê duyệt thì vẫn có những trường hợp phải lặp lại báo cáo ĐTM như:

  • Không triển khai dự án khu công nghiệp trong vòng 24 tháng.
  • Thay đổi địa điểm thực hiện dự án khác với địa chỉ báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt.
  • Dự án tăng quy mô, công suất cũng như thay đổi công nghệ làm tăng tác động xấu đến môi trường so với phương án trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt.


Quá trình khảo sát, thu thập thông tin được Đại Nam thực hiện trực tiếp tại dự án.

Quy trình lập báo cáo ĐTM khu công nghiệp bao gồm những bước nào?

Để có thể lập báo cáo ĐTM khu công nghiệp thì cần thực hiện các công việc theo trình tự sau đây:

  • Khảo sát, xác định, thu thập, ghi nhận những số liệu, chỉ số,… về con người, môi trường trong và xung quanh khu vực thực thi dự án của khu công nghiệp.
  • Tìm hiểu các loại tác nhân chính gây ra ô nhiễm môi trường nơi dự án thi công như: nước, khí thải, tiếng ồn từ dự án. Thống kê, dự đoán những sự cố có thể xảy ra và nghiên cứu những biện pháp khắc phục tối ưu nhất.
  • Sau đó cần phân tích, đánh giá mức độ tác động, ảnh hưởng của các nguồn ô nhiễm trên đến môi trường, tài nguyên, xã hội và con người xung quanh khu vực thực hiện dự án. Để từ đó xây dựng, triển khai các biện pháp tốt nhất để bảo vệ, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
  • Từ những hoạt động của dự án, khu công nghiệp phải tự chịu trách nhiệm thu gom, xử lý rác thải, nước thải. Tránh đổ trực tiếp ra ngoài môi trường.
  • Tham vấn ý kiến UBND và UBMTTQ phường nơi thực hiện dự án.
  • Thành lập chương trình giám sát môi trường
  • Lập hội đồng thẩm định để phê duyệt những ý kiến từ dự án

Hồ sơ báo cáo ĐTM khu công nghiệp hoàn chỉnh

  • Giấy chứng nhận đầu tư. 
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
  • Hợp đồng thuê đất.
  • Chủ chương đầu tư, quyết định phê duyệt về đầu tư, quy hoạch,... liên quan đến dự án.
  • Thoả thuận, hợp đồng đầu nối và xử lý nước thải.
  • Thuyết minh dự án đầu tư.
  • Báo cáo kinh tế - kỹ thuật.
  • Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố, phương án PCCC.
  • Bản vẽ mặt bằng tổng thể.
  • Bản vẽ thoát nước mưa.
  • Bản vẽ thoát nước thải.
  • Bản vẽ HTXLNT, khí thải (nếu có).



Trên đây là tất cả các thông tin mà chúng ta cần để có thể biết rõ hơn về lập báo cáo ĐTM khu công nghiệp. Công ty TNHH Giải pháp Môi trường Đại Nam với gần 10 năm trong lĩnh vực xử lý nước thảilập hồ sơ môi trường. Cùng với đội ngũ nhân viên dày dặn kinh nghiệm, nhiệt huyết nên có thể giải quyết tất cả các vấn đề về môi trường cho doanh nghiệp của bạn. Liên hệ với Đại Nam thông qua số hotline: 0909 378 796 

THÔNG TIN LIÊN HỆ