Ưu nhược điểm của công nghệ xử lý SBR

Ngày đăng: 17-06-2024||Lượt xem: 826

Hiện nay, việc xử lý nước thải công nghiệp đang là vấn đề quan trọng đối với sự an toàn của môi trường bởi lượng nước thải công nghiệp thải ra vô cùng lớn. Có rất nhiều công ty không xây dựng hệ thống xử lý nước thải hoặc xây dựng hệ thống không phù hợp khiến cho nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng. Vậy công nghệ xử lý SBR là gì? Sau đây hãy cùng Đại Nam tìm hiểu một vài thông tin để hiểu rõ hơn về công nghệ SBR nhé.

1. Công nghệ xử lý SBR là gì?

SBR là từ viết tắt của cụm từ Sequencing batch reactor - Là công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt bằng công nghệ phản ứng sinh học theo quy trình phản ứng mẻ liên tục. Đây được coi là một trong những giải pháp xử lý nước thải đạt hiệu quả cao nhất.
Công nghệ xử lý nước thải SBR gồm 2 cụm bể là: Cụm bể Selector và cụm bể C-tech. Theo nguyên lý làm việc thì nước thải sẽ được dẫn vào bể Selector trước sau khi được được xử lý sơ bộ thì sẽ được chuyển sang bể C-tech.
Bể SBR sẽ được hoạt động theo một chu kỳ tuần hoàn gồm 5 pha: Làm đầy, sục khí, lắng, rút nước và nghỉ. Những quá trình này sẽ được diễn ra một cách liên tục.
Với cách tính toán bể SBR khoa học thì đây sẽ là một loại bể mang lại hiệu quả tối ưu nhất cho cơ sở sản xuất.

Tìm hiểu cơ bản về bể SBR

Tìm hiểu cơ bản về bể SBR

2. Thuyết minh phương pháp công nghệ xử lý SBR

2.1 Hố thu

Nước thải từ các nhà máy trong khu công nghiệp được tập trung và dẫn qua mương lắng cát kết hợp đặt song chắn rác thô. Rác có kích thước lớn được tách ra, cát lắng xuống đáy mương và được lấy lên theo định kỳ. Nước thải tiếp tục chảy về hố thu của hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp.
Tại hố thu, nước thải được bơm tự động bơm qua máy lọc rác tinh. Tại máy lọc rác tinh, rác có kích thước nhỏ được tách ra trước khi vào bể tách dầu. Tại bể tách dầu, dầu mỡ có trong nước thải được gạt bỏ ra khỏi nước thải và được thu về thùng chứa dầu mỡ và đem đi xử lý. Tiếp đến nước thải tự chảy qua bể điều hoà, tại đây nước thải được điều hòa về lưu lượng, nhờ 2 máy khuấy trộn chìm và được điều chỉnh pH nước thải cho thích hợp bằng dung dịch H2SO4 và dung dịch NaOH trước khi đi vào bể phản ứng.

2.2 Bể phản ứng

Tiếp đến, nước thải được bơm qua bể phản ứng. Tại bể này, châm dung dịch phèn vào kết  hợp với khuấy trộn sẽ xảy ra quá trình tạo bông để tạo điều kiện tốt cho quá trình lắng ở bể lắng. Tiếp theo, nước thải tự chảy qua bể lắng, lượng bông bùn có trong nước thải được lắng xuống đáy. Định kỳ bùn này được bơm về bể chứa bùn, phần nước trong bên trên tự chảy về bể sinh học hiếu khí SBR. Tại bể này, khí được thổi liên tục trong 1 thời gian nhất định (trong một mẻ), từ dưới lên theo một hệ thống sục khí khuếch tán và hòa tan oxy vào nước. Trong điều kiện sục khí liên tục, vi khuẩn hiếu khí sẽ oxi hoá hầu hết các hợp chất hữu cơ có trong nước thải.
Sau khi hết thời gian sục khí, ngừng quá trình sục khí và để lượng bùn có trong nước thải lắng xuống đáy bể. Một phần bùn này được bơm bùn tự động bơm về bể chứa bùn, phần nước phía trên bể SBR được thu về bể khử trùng.

Các loại bể cần biết về SBR
Các loại bể cần biết về SBR

2.3 Bể Aerotank

SBR là một dạng của bể Aerotank. Khi xây dựng bể SBR nước thải chỉ cần đi qua song chắn, bể lắng cát và tách dầu mỡ nếu cần, rồi nạp thẳng vào bể. Ưu điểm là khử được các hợp chất chứa nitơ, photpho khi vận hành đúng các quy trình hiếu khí, thiếu khí và yếm khí.
Bể SBR hoạt động theo 5 pha:
Pha làm đầy (fill): thời gian bơm nước vào kéo dài từ 1-3 giờ. Dòng nước thải được đưa vào bể trong suốt thời gian diễn ra pha làm đầy. Trong bể phản ứng hoạt động theo mẻ nối tiếp nhau, tùy theo mục tiêu xử lý, hàm lượng BOD đầu vào, quá trình làm đầy có thể thay đổi linh hoạt: làm đầy – tĩnh, làm đầy – hòa trộn, làm đầy – sục khí.

  • Pha phản ứng, thổi khí (React): Tạo phản ứng sinh hóa giữa nước thải và bùn hoạt tính bằng sục khí hay làm thoáng bề mặt để cấp oxy vào nước và khuấy trộn đều hỗn hợp. Thời gian làm thoáng phụ thuộc vào chất lượng nước thải, thường khoảng 2 giờ. Trong pha phản ứng, quá trình nitrat hóa có thể thực hiện, chuyển Nitơ từ dạng N-NH3 sang N-N­O22- và nhanh chóng chuyển sang dạng N-NO3-.

  • Pha lắng (Settle): Lắng trong nước. Quá trình diễn ra trong môi trường tĩnh, hiệu quả thủy lực của bể đạt 100%. Thời gian lắng trong và cô đặc bùn thường kết thúc sớm hơn 2 giờ.

  • Pha rút nước (Draw):  Khoảng 0.5 giờ.

  • Pha chờ : Chờ đợi để nạp mẻ mới, thời gian chờ đợi phụ thuộc vào thời gian vận hành 4 quy trình trên và vào số lượng bể, thứ tự nạp nước nguồn vào bể.

Xả bùn dư là một giai đoạn quan trọng không thuộc 5 giai đoạn cơ bản trên, nhưng nó cũng ảnh hưởng lớn đến năng suất của hệ. Lưu lượng và tần suất xả bùn được xác định bởi năng suất yêu cầu, cũng giống như hệ hoạt động liên tục thông thường. Trong hệ hoạt động gián đoạn, việc xả bùn thường được thực hiện ở giai đoạn lắng hoặc giai đoạn tháo nước trong. Đặc điểm duy nhất là ở bể SBR không cần tuần hoàn bùn hoạt hoá.
Hai quá trình làm thoáng và lắng đều diễn ra ở ngay trong một bể, cho nên không có sự mất mát bùn hoạt tính ở giai đoạn phản ứng và không phải tuần hoàn bùn hoạt tính từ bể lắng để giữ nồng độ. Nước thải sau quá trình xử lý đạt cột A 
QCVN 40:2011/BTNMT được phép xả thải ra môi trường.

3. Ưu và nhược điểm của công nghệ xử lý SBR

Ưu điểm: Bởi có kết cấu đơn giản và bền bỉ nên sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí, nhân công, thời gian xây dựng cũng như thời gian thiết kế bể SBR. Khả năng xử lý nước thải có nồng độ ô nhiễm cao và Khả năng khử được Nitơ và Photpho cao. Dễ dàng kiểm soát các sự cố. Ổn định và linh hoạt trong quá trình hoạt động. Có thể dùng được cho mọi hệ thống và công suất. Ngoài ra còn rất tiết kiệm năng lượng.
Nhược điểm: Bể SBR yêu cầu phải có hệ thống quan trắc các chỉ tiêu tinh vi và hiện đại. Việc bảo trì, bảo dưỡng bể cũng tương đối khó khăn và việc vận hành cũng đòi hỏi người có trình độ cao. Ngoài ra hệ thống bể dễ bị tắc nghẽn do bùn. Trong trường hợp bể phụ trợ phía sau chịu nhiều sốc tải thì cần phải thiết kế bể SBR có thêm bể điều hòa để trợ giúp.


Các ưu nhược điểm khi áp dụng công nghệ xử lý SBR
Các ưu nhược điểm khi áp dụng công nghệ xử lý SBR
Sau khi đọc những thông tin trên thì chắc hẳn các bạn đã hiểu được về bể SBR. Công ty TNHH Giải pháp Môi trường Đại Nam với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành xử lý nước thải công nghiệp. Đặc biệt đã từng lắp đặt hệ thống xử lý nước thải theo công nghệ SBR cho nhiều cơ sở sản xuất khác nhau trên cả nước. Nếu doanh nghiệp bạn đang cần được tư vấn hoặc lắp đặt hệ thống xử lý nước thải công nghiệp hãy liên hệ chúng tôi qua số hotline: 0909 378 796

THÔNG TIN LIÊN HỆ