[CHUYÊN MỤC] KHÁCH HỎI & ĐẠI NAM TRẢ LỜI - PHẦN 1

Ngày đăng: 16-10-2021||Lượt xem: 1301

KHÁCH HỎI ĐẠI NAM TRẢ LỜI
CHỦ ĐỀ: XỬ LÝ NƯỚC THẢI
(PHẦN 1)



 
Trong quá trình cộng tác, đồng hành cùng khách hàng trong dịch vụ xử lý về môi trường. CTY TNHH GIẢI PHÁP MÔI TRƯỜNG ĐẠI NAM nhận thấy rằng khách hàng, chủ đầu tư vô cùng quan tâm, lắng nghe và luôn theo dõi sát sao các hoạt động mà Đại Nam thực hiện, từ việc tư vấn giải pháp xử lý môi trường cho đến quá trình thiết kế thi công hệ thống xử lý nước thải.

Bên cạnh đó, khi theo dõi cả quá trình cung cấp dịch vụ đến quý đối tác/doanh nghiệp, chúng tôi đã nhận rất nhiều câu hỏi thực tế về hệ thống xử lý nước thải được gửi về email Cty Đại Nam.
 
Những câu hỏi thắc mắc hay bất kỳ lời đánh giá phản hồi nào của khách hàng cũng đáng ghi nhận, chúng tôi chân thành lắng nghe, phục vụ khách hàng bằng những điều khách hàng mong đợi nhất.
 
Vì vậy để đáp lại sự quan tâm của khách hàng & đối tác, chuyên mục "KHÁCH HỎI - ĐẠI NAM TRẢ LỜI" đã được ra mắt kịp thời để giải đáp mọi thắc mắc một cách nhanh chóng và chính xác nhất.
 
Dưới đây là những câu hỏi tổng hợp về hệ thống xử lý nước thải (PHẦN 1), mời quý đối tác/khách hàng cùng xem qua:



 

Câu 1: Nước thải phát sinh từ nguồn nào?

Nước thải có thể phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của con người hoặc hoạt động sản xuất, chăn nuôi, chế biến có sử dụng nước…
Nước thải được sản sinh ra từ các cơ sở thương mại, tổ chức, khu dân và đến các khu công nghiệp. Đối với nước thải chúng ta có thể phân loại như sau: Nước thải tự nhiên, nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp.
Tùy vào mỗi loại nước thải mà chúng ta sẽ có những phương án xây dựng hệ thống xử lý nước thải phù hợp để giảm thiểu tối đa tình trạng ô nhiễm môi trường.
Nước thải sinh hoạt phát sinh từ đâu?
Nguồn gốc của nước thải sinh hoạt là gì? Nước thải sinh hoạt có nguồn gốc từ các hoạt động tại khu dân cư, căn hộ, nhà ở, cơ quan, nhà máy, bệnh viện, trường học, chợ... Nguồn gốc là đến từ các hộ gia đình, từ việc tắm giặt, bếp núc, nước giặt, các chất lỏng tồn dư trong nguồn nước như dầu ăn, đồ uống, thuốc trừ sâu và cả quá trình phân hủy rác thải hữu cơ đến từ những bãi tập kết rác thải...
Đặc tính của nước thải sinh hoạt:
●      Nước thải nhiễm bẩn do chất bài tiết của con người từ các phòng vệ sinh
●      Nước thải nhiễm bẩn do các chất thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt là một trong những loại nước thải chứa nhiều chất hữu cơ và rất dễ bị phân hủy sinh học, bên cạnh đó cũng có các thành vô cơ, vi trùng, vi sinh vật gây nên các loại bệnh vô cùng nguy hiểm đến con người.

Câu 2: Làm thế nào để nhận biết nước thải bị ô nhiễm?

Trữ nước và sử dụng nước hiệu quả là một trong những vấn đề vô cùng quan trọng đối với việc ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng như hiện nay. Dưới đây là những cách để nhận biết nước thải bị ô nhiễm:
Có thể quan sát nguồn nước thải bị ô nhiễm thông qua dự đoán bằng mắt thường: Nước thải có màu sắc bất thường, mùi hôi khó chịu, nước đục có chất lơ lửng trong nước…
Trong đó, màu sắc chính là những dấu hiệu đầu tiên giúp bạn nhận thấy nguồn nước bị ô nhiễm và tình trạng ô nhiễm. Tình trạng ô nhiễm này có sự góp mặt của một số loại kim loại như Mangan, sắt, than bùn, tảo và một số chất khác trong nước thải công nghiệp làm cho nước có màu.  Vì vậy, dựa theo các chất trong nước thải và nguyên nhân ô nhiễm nước mà cty xử lý môi trường sẽ có phương án xử lý nước hiệu quả như: Keo tụ tạo bông, lắng lọc, clo hóa sơ bộ...

Câu 3: Thành phần nước thải bao gồm những gì?

Các thành phần trong nước thải cũng rất đa dạng và phụ thuộc nhiều vào nguồn xả. Thông thường, các thành phần trong nước thải sinh hoạt sẽ bao gồm các vi sinh vật gây bệnh, chất hữu cơ phân hủy sinh học, chất rắn lơ, chất dinh dưỡng có thể là nitơ, photpho hoặc cũng có thể là chất độc hại gây nên các căn bệnh nguy hiểm như ung thư.
Riêng nước thải công nghiệp lại có các thành phần cực kỳ nguy hại và mang tính chất phức tạp hơn. Chúng thông thường có nồng độ hữu cơ cao, kim loại nặng và cả chất rắn lơ lửng.
Vì vậy, dựa trên các thành phần nước thải và tùy theo mỗi loại nước thải, mức độ ô nhiễm sẽ được áp dụng quy trình và phương pháp xử lý thải khác nhau.

Câu 4: Có phải cứ là nước thải thì đều cần phải xử lý?

Không phải cứ là nước thải thì cần phải xử lý. Bởi vì nếu nồng độ ô nhiễm trong nước thải không vượt quá nồng độ cho phép HOẶC không phải là một trong những đối tượng cần xây dựng hệ thống xử lý nước thải thì vẫn có thể xả nước thải ra thẳng nguồn tiếp nhận mà không phải xử lý.
Bên cạnh đó, nếu nơi tiếp nhận nước thải không có yêu cầu xử lý sơ bộ về nước thải thì bạn có thể đấu nối trực tiếp vào hệ thống của khu công nghiệp hay nơi tiếp nhận nước thải đó.

Câu 5: Nước thải sinh hoạt cần xử lý đạt Quy chuẩn nào?

Nước thải sinh hoạt theo quy định của Việt Nam cần xử lý đạt QCVN 14:2008/BTNMT. Tùy theo quy định của khu vực, đặc điểm nguồn tiếp nhận mà nước thải phải đạt cột A hoặc cột B.
 
QCVN 14:2008/BTNMT là gì?
QCVN 14:2008/BTNMT là quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.
Cũng như các lĩnh vực khác, môi trường cũng có những yêu cầu và quy chuẩn riêng. QCVN 14:2008/BTNMT – Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về nước thải sinh hoạt được ban hành để quy định giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt. Không áp dụng nước sinh hoạt vào hệ thống xử lý nước thải tập trung.

Câu 6: Vai trò của trạm xử lý nước thải?

Trạm xử lý nước thải chính là một trong những công trình giúp xử lý nước thải hiệu quả trước khi xả nước thải ra nguồn tiếp nhận. Xây dựng trạm xử lý nước thải sẽ giúp xử lý nước thải sinh hoạt, loại bỏ nước ra khỏi bùn, đồng thời lưu giữ bùn đã được xử lý từ loại nước thải đó. Thông thường, tùy theo diện tích và mô hình kinh doanh sẽ có những trạm xử lý nước thải phù hợp và lý tưởng
 
Bên cạnh đó, vai trò khi xây dựng trạm xử lý nước thải hay còn gọi là hệ thống xử lý nước thải phải đảm bảo được 3 yếu tố sau:
 
●     Bảo vệ sức khỏe con người khỏi mầm bệnh và hóa chất gây hại.
●     Bảo vệ môi trường khi các thông số (BOD, COD, N, P, kim loại nặng…) luôn trong giới hạn quy định.
●     Giúp doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất đáp ứng được các tiêu chí về pháp luật trong suốt quá trình vận hành.

Câu 7: Những đối tượng cần xây dựng hệ thống xử lý nước thải?

Những nơi có nước thải vượt quy chuẩn cho phép đều phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải để đảm bảo chất lượng nước thải phải đạt được yêu cầu cho phép của BTNMT trước khi thải ra môi trường.
Đối tượng này có thể bao gồm từ các cơ sở sản xuất kinh doanh, cơ sở kinh doanh dịch vụ, phòng khám y tế. Tuy nhiên, luật bảo vệ môi trường quy định các đối tượng sau phải có hệ thống xử lý nước thải cụ thể như sau:
- Khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung;
- Khu, cụm công nghiệp, làng nghề;
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không liên thông với hệ thống xử lý nước thải tập trung.
Bên cạnh đó, việc xây dựng và lắp đặt hệ thống xử lý nước thải cũng phải được đảm bảo các yêu cầu sau đây:
-       Quy trình công nghệ phù hợp với loại hình nước thải cần xử lý;
-       Công suất xử lý nước thải phù hợp với khối lượng nước thải phát sinh;
-       Nước thải sau khi xử lý phải quy chuẩn kỹ thuật môi trường
-       Cửa xả nước thải vào hệ thống tiêu thoát phải đặt ở vị trí thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát;
-       Đảm bảo hệ thống xử lý nước thải phải được vận hành thường xuyên.

Câu 8: Xử lý nước thải có những phương pháp nào?

Xử lý nước thải được xem là một trong những vấn đề cấp thiết nhất hiện nay bởi nước thải ngày càng bị ô nhiễm trầm trọng. Như đã được đề cập phía trên, tùy vào loại nước thải mà các chất ô nhiễm lại khác nhau nên cần có những phương pháp riêng biệt phù hợp với loại nước thải cần xử lý. Các phương pháp xử lý nước thải được ưa chuộng sử dụng hiện nay là:
-       Xử lý nước thải theo phương pháp cơ học: Phương pháp này được sử dụng để các chất không hòa tan và một phần chất thải có dạng keo ra khỏi nước thải. Đối với phương pháp này có thể loại bỏ 60% các tạp chất không hòa tan và 20% BOD
-       Xử lý nước thải theo phương pháp vật lý: Mục tiêu của phương pháp này chính là để tách các hạt keo kho lắng, ion kim loại nặng, hạt lơ lửng và các chất hữu cơ ra khỏi nước.
-       Xử lý nước thải theo phương pháp hóa học: Xử lý nước thải theo phương pháp hóa học là đưa các chất gây phản ứng nào đó để gây tác động lên các tạp chất, sau đó xảy ra quá trình biến đổi hóa học và tạo cặn lắng. Đây là một trong những phương pháp được áp dụng để xử lý nước thải công nghiệp.
-       Xử lý nước thải theo phương pháp sinh học: Đây là một trong những phương pháp hoạt động dựa trên nguyên lý hoạt động sống của vi sinh vật là chủ yếu, mục đích là khử các chất hữu cơ COD, BOD,…với nồng độ ở mức cho phép và không gây hại tới môi trường.
-       Xử lý nước thải theo phương pháp xử lý bậc cao: Xử lý nước thải bậc cao cũng là một trong những pp loại bỏ chất gây ô nhiễm trong nước thải bao gồm chất lơ lửng và các chất hòa tan nhưng hơn cách xử lý sinh học thông thường. Nói cách khác đây là phương pháp được sử dụng sau xử lý thứ cấp hoặc quá trình loại bỏ photpho, nito...

Câu 9: Nên sử dụng một hay nhiều phương pháp xử lý cùng lúc?

-       Tùy tính chất nước thải đầu vào mà kỹ sư thiết kế quyết định sử dụng 1,2 hay nhiều phương pháp xử lý.
-       Thông thường các kỹ sư thiết kế sẽ kết hợp nhiều phương pháp xử lý cùng lúc để mang lại hiệu quả xử lý cao cũng như chi phí vận hành tối ưu.
Ví dụ: Nước thải sinh hoạt thường xử lý sơ bộ bằng phương pháp cơ học, sau đó chủ yếu sử dụng phương pháp sinh học. Nước thải công nghiệp thường kết hợp cả phương pháp cơ học, hóa lý, sinh học và đôi khi cần phải sử dụng phương pháp oxy hóa bậc cao.

Câu 10: TƯ VẤN CÂU HỎI

Chúng tôi là hộ kinh doanh chế biến Cá Tra, trong quá trình hoạt động có phát sinh khoảng 300m3 nước thải, chúng tôi dự kiến sẽ xả thải ra sông Sài Gòn. Hỏi: Chúng tôi có cần xử lý nước thải trước khi xả thải không, và phải xử lý đạt Quy chuẩn nào?
 
Đại Nam Trả Lời: Nước thải phát sinh từ chế biến cá tra khá ô nhiễm và thuộc đối tượng phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải vậy hộ kinh doanh không được phép xả trực tiếp nước thải ra môi trường mà cần xây dựng trạm xử lý nước thải. Đối với loại nước thải này, Việt Nam đã có quy chuẩn riêng, nước thải sau xử lý cần đạt QCVN 11-MT:2015/BTNMT. Về nguồn tiếp nhận sông Sài Gòn hiện nay có lưu vực chỉ cần xử lý đạt cột B, có lưu vực cần xử lý đạt cột A.
Trên đây là một vài thông tin vô cùng sát sao về một hệ thống xử lý nước thải chuyên nghiệp cũng như thông tin về trường hợp xử lý nước thải cho hộ kinh doanh chế biến cá Tra. Tuy nhiên để hiểu rõ hơn về quy trình xả thải đối với hộ kinh doanh chế biến cá tra HOẶC thủy hải sản, khách hàng có thể liên hệ với phòng tư vấn Công ty môi trường Đại Nam để được tư vấn chi tiết về xử lý nước thải nhé.



Ngoài những câu hỏi sơ bộ về hệ thống xử lý nước thải đã được giải đáp tại PHẦN 1. Để biết chính xác nước thải bị ô nhiễm chỉ tiêu nào, nồng độ ô nhiễm bao nhiêu, khách hàng vui lòng liên hệ phòng kinh doanh CTY TNHH Giải Pháp Môi Trường Đại Nam để được tư vấn lấy mẫu phân tích miễn phí.

Quý khách hàng nếu có những quan tâm, thắc mắc để vấn để xử lý nước thải hoặc các dịch vụ môi trường khác của Đại Nam cũng có thể đặt những câu hỏi cho chúng tôi theo bảng thông tin dưới đây.


 
Hẹn gặp lại các bạn ở các bài viết kỳ sau.

THÔNG TIN LIÊN HỆ