Đăng Ký Môi Trường Là Gì? Đối Tượng Nào Cần Đăng Ký Môi Trường?

Cập nhật: 13-01-2025||Lượt xem: 34
Đăng ký môi trường là nghĩa vụ của chủ dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Vậy những đối tượng nào cần phải thực hiện đăng ký môi trường và cách thức đăng ký như thế nào, cùng Đại Nam tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết dưới đây.

1. Đăng ký môi trường là gì?

Căn cứ theo Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về đăng ký môi trường như sau:
“Đăng ký môi trường là việc chủ dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thực hiện đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước các nội dung liên quan đến xả chất thải và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (sau đây gọi chung là dự án đầu tư, cơ sở).”
Như vậy, theo quy định trên thì có thể hiểu đăng ký môi trường là việc chủ dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thực hiện đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước các nội dung liên quan đến xả chất thải và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (sau đây gọi chung là dự án đầu tư, cơ sở).
Đăng ký môi trường là nghĩa vụ của chủ dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

2. Các đối tượng cần phải thực hiện đăng ký môi trường theo quy định của pháp luận

Theo quy định tại Điều 49 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về việc đăng ký môi trường cụ thể về các đối tượng cần phải thực hiện đăng ký môi trường gồm:
  • Dự án đầu tư có phát sinh chất thải không thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường
  • Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có phát sinh chất thải không thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường

3. Các đối tượng được miễn đăng ký môi trường

Theo quy định tại Điều 49 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về việc đăng ký môi trường thì các đối tượng sau được miễn đăng ký môi trường:
  • Dự án đầu tư, cơ sở thuộc bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh
  • Dự án đầu tư khi đi vào vận hành và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không phát sinh chất thải hoặc chỉ phát sinh chất thải với khối lượng nhỏ, được xử lý bằng công trình xử lý tại chỗ hoặc được quản lý theo quy định của chính quyền địa phương

4. Cách thức đăng ký môi trường

Các đối tượng cần phải thực hiện đăng ký môi trường theo quy định của pháp luận  có thể gửi đăng ký môi trường đến UBND cấp xã thông qua các hình thức:
  • Trực tiếp
  • Qua đường bưu điện
  • Bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến.
Đối với dự án đầu tư, cơ sở trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp xã trở lên, chủ dự án đầu tư, cơ sở được quyền chọn UBND cấp xã để đăng ký môi trường.


Các chủ đầu tư có thể gửi đăng ký môi trường đến UBND cấp xã qua nhiều hình thức

5. Các nội dung đăng ký môi trường

Khi thực hiện đăng ký môi trường, các chủ đầu tư, doanh nghiệp cần quan tâm và chuẩn bị đầy đủ các nội dung bao gồm:
  • Loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ: Mô tả chi tiết về lĩnh vực hoạt động chính của dự án, bao gồm loại hình sản xuất (chế biến, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng...), loại hình dịch vụ (thương mại, logistics, dịch vụ chăm sóc sức khỏe…), và các công nghệ được áp dụng. Cung cấp thông tin về công suất sản xuất, sản phẩm đầu ra, các loại nguyên liệu, nhiên liệu và hóa chất sử dụng trong quá trình sản xuất, nếu có. Mô tả rõ ràng về các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường trong suốt quá trình vận hành dự án.
  • Loại và khối lượng chất thải phát sinh: Xác định và phân loại các loại chất thải dự kiến phát sinh trong suốt quá trình hoạt động của dự án, bao gồm chất thải rắn, chất thải lỏng, chất thải khí thải, chất thải nguy hại và không nguy hại. Đồng thời, ước tính khối lượng chất thải của từng loại theo chu kỳ thời gian cụ thể.
  • Phương án thu gom, quản lý và xử lý chất thải: Trình bày các biện pháp thu gom, lưu trữ và vận chuyển chất thải theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Chi tiết hóa phương án xử lý chất thải (sử dụng công nghệ xử lý nào, khả năng tái chế, tái sử dụng chất thải, các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm...), bao gồm cả các biện pháp xử lý khí thải, nước thải, và chất thải rắn để đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường xung quanh và tuân thủ các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường.
  • Cam kết thực hiện công tác bảo vệ môi trường: Dự án cam kết thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật, đồng thời thực hiện các giải pháp, biện pháp cần thiết để giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường trong suốt quá trình hoạt động. Đảm bảo rằng tất cả các yêu cầu về giám sát môi trường, báo cáo và kiểm tra sẽ được thực hiện đúng hạn, đồng thời xây dựng các cơ chế cải thiện hiệu quả công tác bảo vệ môi trường theo thời gian.

6. Đại Nam - Đơn vị tư vấn thủ tục làm giấy xác nhận đăng ký môi trường uy tín

Đại Nam là đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn môi trường chất lượng, bao gồm: Đăng ký môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường, tư vấn giấy phép môi trường, báo cáo xả thải, đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường và các thủ tục liên quan khác trước khi triển khai và trong suốt thời gian hoạt động của dự án.
Với phương châm luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu, Đại Nam luôn nỗ lực không ngừng để bảo vệ môi trường và thúc đẩy sự phát triển bền vững cho khách hàng. Đội ngũ nhân viên tư vấn giàu kinh nghiệm và chuyên môn cao của chúng tôi luôn sẵn sàng cung cấp những giải pháp tối ưu, giúp doanh nghiệp thực hiện các thủ tục môi trường một cách nhanh chóng, hiệu quả và đúng quy định pháp luật.

Hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các thủ tục cũng như các thắc mắc xoay quanh việc đăng ký môi trường. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hoặc cần tư vấn cụ thể, hãy liên hệ ngay đến Đại Nam nhé!

THÔNG TIN LIÊN HỆ