Giải Pháp Xử Lý Nước Thải Cụm Công Nghiệp, Khu Công Nghiệp

Cập nhật: 21-02-2025||Lượt xem: 29
Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, việc xử lý nước thải ngày càng trở nên cấp thiết. Nước thải từ các nhà máy sản xuất có thể chứa nhiều chất ô nhiễm, nếu không được xử lý đúng cách, có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe cộng đồng. Để đáp ứng nhu cầu bảo vệ môi trường và tuân thủ các quy định pháp lý, các giải pháp xử lý nước thải cụm công nghiệp, khu công nghiệp được nghiên cứu và có nhiều công nghệ hiện đại, tiên tiến ra đời giúp quá trình xử lý trở nên nhanh chóng và đạt chuẩn theo quy định như thế nào. Cùng Đại Nam tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết bên dưới đây nha.

1. Tính chất của nước thải ở cụm công nghiệp, khu công nghiệp

Nước thải từ các cụm công nghiệp, khu công nghiệp có tính chất đặc thù và rất khác biệt so với nước thải sinh hoạt. Nó có thể chứa nhiều loại hóa chất độc hại, kim loại nặng, các hợp chất hữu cơ và vô cơ, chất rắn lơ lửng, cũng như các chất ô nhiễm khác được thải ra trong quá trình sản xuất.
Các ngành công nghiệp như dệt nhuộm, chế biến thực phẩm, hóa chất, sơn, và luyện kim thường tạo ra các loại nước thải có tính acid hoặc kiềm, có chứa các hợp chất như dầu mỡ, mực in, chất tẩy rửa, thuốc nhuộm, và nhiều chất nguy hiểm khác. Việc xử lý nước thải này đòi hỏi các công nghệ tiên tiến và quy trình xử lý khắt khe để đảm bảo nước thải sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn an toàn, không gây hại cho môi trường và sức khỏe con người
Nước thải ở cụm công nghiệp, khu công nghiệp chứa nhiều chất nguy hiểm độc hại

2. Những ảnh hưởng của nước thải ở khu công nghiệp nếu không được xử lý đúng quy trình

Nếu nước thải từ các cụm công nghiệp, khu công nghiệp không được xử lý đúng cách, nó có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Các tác động tiêu cực này bao gồm:
  • Ô nhiễm môi trường đất và nguồn nước: Nước thải công nghiệp chứa các chất ô nhiễm có thể thấm vào đất, làm ô nhiễm mạch nước ngầm và các nguồn nước tự nhiên như sông, hồ, suối. Điều này không chỉ làm giảm chất lượng nước mà còn ảnh hưởng đến sự sống của các sinh vật thủy sinh và con người.
  • Ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng: Nước thải chứa nhiều vi sinh vật, hóa chất độc hại, kim loại nặng và các chất tẩy rửa mạnh, có thể gây ra các bệnh về đường tiêu hóa, hô hấp và da. Khi các chất ô nhiễm này xâm nhập vào môi trường sống, nó gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm cho con người.
  • Sự suy giảm chất lượng môi trường sống: Môi trường bị ô nhiễm từ nước thải công nghiệp có thể dẫn đến giảm khả năng tự làm sạch của các nguồn nước, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của các hệ sinh thái tự nhiên và làm giảm chất lượng cuộc sống của cộng đồng dân cư xung quanh.

3. Các công nghệ được ứng dụng trong giải pháp xử lý nước thải cụm công nghiệp, khu công nghiệp

3.1. Công nghệ AO
Công nghệ AO (Anoxic-Oxic) là sự kết hợp của môi trường thiếu oxy (anoxic) và môi trường có oxy để xử lý nước thải. Quá trình này giúp loại bỏ các hợp chất nitơ và phốt pho, đồng thời xử lý các chất hữu cơ có trong nước thải. Công nghệ AO được áp dụng phổ biến trong các khu công nghiệp chế biến thực phẩm và dệt nhuộm.

3.2. Công nghệ MBBR

Công nghệ MBBR (Moving Bed Biofilm Reactor) sử dụng các vật liệu mang vi sinh vật để xử lý nước thải. Công nghệ này giúp cải thiện hiệu quả xử lý và tiết kiệm diện tích xây dựng, đặc biệt phù hợp với các khu công nghiệp có diện tích hạn chế.

3.3. Công nghệ MBR

MBR (Membrane Bioreactor) kết hợp giữa công nghệ sinh học và màng lọc, giúp loại bỏ hoàn toàn các chất rắn và vi sinh vật có hại trong nước thải. Công nghệ này cho phép xử lý nước thải với hiệu suất cao và nước sau xử lý đạt chất lượng rất tốt, đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.

Công nghệ xử lý nước thải hiện nay vô cùng tiên tiến với các công nghệ phù hợp từng nhu cầu khách hàng

4. Quy trình xử lý nước thải cụm công nghiệp, khu công nghiệp

4.1 Bể thu gom + lắng cát

Nước thải sau khi đã được xử lý sơ bộ sẽ được chảy về bể thu gom. Để có thể loại bỏ các loại rác thải có kích thước lớn hệ thống sẽ cho nước thải đi qua song chắn. Các loại rác gây tắc nghẽn đường ống sẽ được gom thu định định kỳ.

4.2 Bể tách mỡ

Trước khi vào bể, nước thải sẽ được bơm lên với mục tiêu loại bỏ các loại cặn bã với kích thước nhỏ hơn. Bể tách mỡ được thiết kế dựa trên nguyên lý trọng lực, khiến dầu nổi lên trên bề mặt và tách ra khỏi nước thải.

4.3 Bể điều hòa

Bể điều hoà cần xây dựng với thời gian lưu trữ nước đủ lớn để có thể đảm bảo điều hòa được lưu lượng và nồng độ khi nước thải chảy vào đây. Với mục tiêu có thể phân phối nước cho các giờ cao điểm để kiểm soát nồng độ ô nhiễm đạt mức ổn định. Để điều hòa còn giảm thiểu tình trạng quá tải và có thể dễ dàng sửa chữa hay bảo trì.

4.4 Bể Anoxic 1,2

Tại đây, diễn ra quá trình khử nitrat và nitrit chuyển đổi thành khí Nitơ phóng ra môi trường. Bùn hoạt tính sẽ được đẩy lên bởi bể phía sau cùng nước thải nhờ có dòng tuần hoàn nước từ bể sinh học phía sau. Điều này sẽ đảm bảo được mức độ chứa bùn của bể luôn đạt mức đẩy đủ trong quá trình xử lý nước thải. Thêm vào đó, máy khuấy chìm là thiết bị khuấy trộn nước thải với lớp bùn vi sinh. Quá trình này sẽ nâng cao hiệu lọc nước thải và thúc đẩy khả năng xử lý trở nên nhanh chóng hơn.

4.5 Bể sinh học hiếu khí 1,2

Máy thổi khí được áp dụng với mục tiêu cung cấp đầy đủ lượng oxy cần thiết cho vi sinh vật có thể tồn tại. Lúc ấy, các chất thải sẽ bị vi sinh vật tiêu diệt hoặc phân hóa để tạo thành những hợp chất vô cơ đơn giản.
Ngoài ra, nhằm giảm tránh tình trạng hao hụt trong quá trình xử lý nước thải khu công nghiệp đối với bùn sinh học, quá trình bổ sung đã được thực hiện tại bể Anoxic. Tiếp theo, nước thải sẽ được chảy chảy về bể lắng để tiếp tục phân tách.

4.6 Bể lắng

Bằng phương pháp lắng trong nước, bùn và nước sẽ được tách ra khỏi nhau để được xử lý khác nhau. Nước được bơm vào ống trung tâm phân phối đều khắp bể. Dưới tác dụng của trọng lực, bùn sẽ lắng xuống đáy và nước sẽ nổi lên trên. Thông qua hệ thống bán tràn, nước sẽ được thu gom và chảy sang bể khử trùng. Lớp bùn được hoàn lại  bể thiếu khí và phần dư đưa về bể nén bùn.

4.7 Bể khử trùng

Với nhiệm vụ loại bỏ các vi sinh vật tại bể khử trùng sử dụng quá chất Clo – NaOCl. Tiêu diệt các vi sinh vật còn sót lại và phá hủy quá trình trao đổi chất. Sau đó, xử lý nước thải khu công nghiệp sẽ đạt tiêu chuẩn quy định về QCVN 40:2011/BTNMT, cột A trước khi được xả vào nguồn tiếp nhận.

4.8 Bể chứa bùn

Sau khi bùn quay lại để chứa bùn sẽ xảy ra quá trình phân hủy. Mục đích của bể này làm tăng nồng độ chất rắn trong bùn và giảm chất hữu cơ giúp ổn định bùn hơn. Phần bùn còn lại sẽ được bơm vào máy ép để dễ dàng vận chuyển và thu gom hơn.

4.9 Máy ép bùn

Sau khi bùn được vận chuyển qua máy ép sẽ tách nước ra hoàn toàn. Polymer cation được sử dụng để trở thành cầu nối giúp các hạt bùn liên kết với nhau nhằm tăng hiệu quả tách nước. Sau đó, bùn sẽ được vận chuyển đến bãi tập trung để xử lý.

Giải pháp xử lý nước thải cho các cụm công nghiệp, khu công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và đảm bảo sức khỏe cộng đồng. Với sự phát triển của công nghệ, các phương pháp xử lý ngày càng được cải tiến và nâng cao hiệu quả. Việc lựa chọn công nghệ phù hợp và triển khai quy trình xử lý đúng đắn sẽ giúp các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường và tuân thủ quy định pháp luật.
Để đảm bảo hệ thống xử lý nước thải hoạt động hiệu quả và đạt chất lượng, công ty Đại Nam là một đơn vị uy tín, chuyên thi công các hệ thống xử lý nước thải cụm công nghiệp, khu công nghiệp chất lượng cao, đáp ứng các tiêu chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT. Nếu bạn đang tìm kiếm một đối tác tin cậy để xử lý nước thải cho khu công nghiệp của mình, hãy liên hệ với Đại Nam để được tư vấn và hỗ trợ tận tình.

THÔNG TIN LIÊN HỆ