GIỚI THIỆU CÔNG NGHỆ SINH HỌC XỬ LÝ NƯỚC THẢI HIỆN ĐẠI JOKASO

Cập nhật: 29-07-2021||Lượt xem: 6179
* Các vấn đề thường thấy tại các doanh nghiệp có phát sinh nước thải sinh hoạt là gì?
- Tốn quá nhiều chi phí xây dựng bể tự hoại 3 ngăn, chi phí hút bể tự hoại định kỳ 6 tháng - đến 1 năm/ lần. 
- Mùi hôi nồng nặc tỏa ra khu vực xung quanh, cần phải cách ly phải dùng quạt hút, có khi phải dùng hóa chất xử lý mùi,... rất tốn kém.
- Hệ vi sinh trong hệ thống xử lý thường không ổn định, từ đó nước thải sau xử lý không đạt quy chuẩn nước thải sinh hoạt theo quy định. Thường gặp nhất là các chỉ tiêu: tổng Ni tơ, Amonia (NH4+) vượt quy chuẩn;
- Diện tích mặt bằng xây dựng trạm xử lý nước thải sinh hoạt lớn
- Hệ thống sử dụng nhiều hóa chất, dinh dưỡng, vi sinh vật bổ sung trong quá trình sử dụng để duy trì hệ thống xử lý nước thải hoạt động ổn định
 
 * Những hệ lụy trên còn nặng nề hơn nữa đối với các doanh nghiệp như:
- Hệ thống phức tạp, người không có chuyên môn sau sẽ rất khó để vận hành;
- Diện tích xây dựng lớn, thời gian thi công lắp đặt lâu;
- Tốn chi phí thu gom, xử lý bùn thải, chi phú hút hầm tự hoại theo định kỳ.
Xử lý nước thải sẽ tốn kém hơn rất nhiều nếu lựa chọn giải pháp không phù hợp
 
Trong khi đó, các vấn đề trên sẽ không xuất hiện tại trạm xử lý nước thải sinh hoạt của chúng ta nếu chúng ta có giải pháp công nghệ tốt hơn – công nghệ sinh học hiện đại xử lý nước thải sinh hoạt tại nguồn!
 
GIỚI THIỆU CÔNG NGHỆ SINH HỌC XỬ LÝ NƯỚC THẢI HIỆN ĐẠI JOKASO
 Từ những năm 1970, công nghệ xử lý nước thải tại nguồn (Jokaso) đã được áp dụng rộng rãi tại Nhật Bản để xử lý ngay tại nguồn lượng nước thải sinh hoạt phát sinh từ các hộ gian đình – thiết bị xử lý nước thải tại nguồn Jokaso đã được cải tiến theo thời gian và là thiết bị phổ thông không thể thiếu cho mỗi hộ gia đình tại Nhật hiện nay.
 
Công nghệ xử lý nước thải hiện đại được Đại Nam xây dựng & lắp đặt
 Tuy nhiên, để sử dụng công nghệ Jokaso áp dụng cho các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tại Việt Nam thì chưa phù hợp, do:
- Điều kiện khí hậu Việt Nam không giống với khí hậu tại Nhật Bản.
- Hệ thống phân loại thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt tại nước ta và Nhật Bản khác nhau
- Quy chuẩn áp dụng tại Việt Nam không đồng nhất với quy chuẩn tại Nhật Bản (ví dụ: tiêu chuẩn Amonia (NH4+) tại Nhật là 20 mg/l, còn tại Việt Nam là 5 -10 mg/l (cột A->B).
 
Vì vậy để áp dụng công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt không bể tự hoại tại Việt Nam, Công ty giải pháp môi trường Đại Nam đã linh hoạt cải tiến lại quy trình hệ thống xử lý cho phù hợp với điều kiện tại Việt Nam và nó đã được áp dụng rất thành công tại các công trình chúng tôi đã thực hiện...
 Quy trình công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt tại nguồn tại 1 dự án chúng tôi thực hiện:
Sơ đồ quy trình công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt Jokaso
Nước thải từ nhà vệ sinh không cần xử lý sơ bộ tại bể tự hoại và nước thải từ nhà bếp được tách mỡ cục bộ sẽ được dẫn thẳng về hệ thống xử lý. Đầu tiên, nước thải được đưa qua lược rác thô dạng giỏ nhằm loại bỏ các cặn rác có kích thước lớn để tránh gây nghẹt bơm, tắc nghẽn đường ống… cho các công trình phía sau.
Ngăn kỵ khí tiếp xúc
Tại ngăn này, diễn ra quá trình khử nitrat, nitrit giải phóng khí Nitơ ra môi trường, vi sinh hoạt động chính tại ngăn này là vi sinh vật dị dưỡng và vi sinh vật tự dưỡng. Một phần vi sinh vật tự dưỡng tại ngăn sinh học và lắng được tuần hoàn về ngăn này để làm thức ăn cho vi sinh tại ngăn này và phân hủy bùn.
Phương trình khử nitrat từ bsCOD (biodegradable soluble Chemical Oxygen Demand):
C10H19O3N + 10 NO3  5N2 + 10 CO2 + 3 H2O + NH3 + 10 OH
Nước thải từ ngăn kỵ khí tiếp xúc sẽ tự chảy qua cụm sinh học phía sau
Ngăn sinh học hiếu khí
Là ngăn xử lý sinh học với sự tham gia của các vi sinh vật tự dưỡng, tại ngăn này bổ sung thêm giá thể lơ lửng để tăng hiệu suất xử lý – giá thể MBBR diện tích tiếp xúc càng cao thì hiệu suất xử lý càng cao, giảm thể tích xây dựng bể, vi sinh dính bám trên giá thể có chức năng xử lý hoàn thiện các hợp chất hữu cơ trong nước thải.
Máy thổi khí được sử dụng để cung cấp lượng oxy cần thiết cho quá trình xáo trộn giữa vi sinh vật và các chất ô nhiễm có trong nước thải. Khi đó, vi sinh vật sẽ phát triển và phân hủy các chất ô nhiễm hữu cơ thành các hợp chất vô cơ đơn giản.
Các quá trình xử lý sinh học diễn ra trong ngăn sinh học hiếu khí bao gồm:
a.       Quá trình oxy hóa các hợp chất hữu cơ  – BOD, COD
Quá trình oxy hóa (quá trình dị hóa) được thực hiện như sau:
(COHNS) + O2 + vi khuẩn hiếu khí  
  CO2 + NH4+ + sản phẩm khác + năng lượng + chất hữu cơ đơn giản.
Quá trình tổng hợp (hay đồng hóa):
(COHNS) + O2 + vi khuẩn hiếu khí  
  C5H7O2N + năng lượng.
Việc tuần hoàn trong quá trình xử lý giúp quá trình trở nên tương đối đơn giản và tự động duy trì nồng độ cơ chất của chính quá trình cũng như là một nguồn cung cấp thức ăn mới cho quá trình tăng trưởng của vi sinh vật, giúp phân hủy các chất ô nhiễm. Sinh khối hoạt tính của bông bùn sinh học gọi là bùn hoạt tính là một dạng của quá trình.
b.       Quá trình nitrate hóa
Trong ngăn này diễn ra quá trình nitrate hóa với sự tham gia của 2 loại vi khuẩn tự dưỡng theo cơ chế sau:
Bước 1: Ammonia chuyển hóa thành NO2-với sự có mặt của vi khuẩn Nitrosomonas
NH4+ + 1,5 O NO2- + 2 H+ + H2O
Bước 2: NO2-được chuyển hóa thành NO3- với sự có mặt của vi khuẩn Nitrobacter
NO2- +0,5 O NO3-
Tổng hợp cả 2 phản ứng trên:        
NH4+ + 2 O2  NO3- + 2 H+ + H2O
c.       Việc hấp thụ Nitơ/ Phospho bên trong tế bào vi khuẩn
Một phần của Nitơ/ Phospho sẽ giảm đi vì theo bùn dư thải ra ngoài trong quá trình xử lý sinh học.
Tiếp theo, nước thải tự chảy vào ngăn lắng để tiến hành quá trình phân tách bùn và nước thải.
Ngăn lắng sinh học
Hỗn hợp bùn và nước thải từ ngăn sinh học hiếu khí chảy sang ngăn lắng sinh học để thực hiện quá trình tách sinh khối ra khỏi nước thải. Sinh khối trong ngăn lắng sinh học sẽ được lắng xuống hố thu bùn nhờ được tạo dốc trong ngăn. Một phần vi sinh vật tự dưỡng được tuần hoàn về ngăn sinh học hiếu khí để tái xử lý cho quá trình tiếp theo, một phần được tuần hoàn về ngăn sinh học kỵ khí tiếp xúc để làm thức ăn cho vi sinh vật dị dưỡng để hạn chế việc bổ sung chất dinh dưỡng không cần thiết mà tốn kém thêm chi phí vận hành cho hệ thống.
Nước thải sau khi tách bùn sẽ tự chảy vào ngăn khử trùng.
Ngăn khử trùng
Nước thải từ ngăn lắng dẫn về ngăn khử trùng để tiến hành tiêu diệt Coliform và các thành phần vi sinh gây bệnh khác ra khỏi nước thải nhờ việc châm vào ngăn hóa chất khử trùng thông qua bơm định lượng.
Quá trình khử trùng nước xảy ra qua hai giai đoạn:
-       Đầu tiên là khuếch tán chất khử trùng qua vỏ tế bào vi sinh vật;
-       Sau khi xâm nhập vào tế bào, chất khử trùng sẽ phản ứng với men bên trong tế bào và phá hoại quá trình trao đổi chất dẫn đến vi sinh vật bị tiêu diệt.
Nước thải sau xử lý sẽ đạt tiêu chuẩn xả thải nước thải sinh hoạt QCVN14:2008/BTNMT cột B trước khi đấu nối vào hệ thống thoát nước thải công cộng.
Ngăn chứa bùn
Lưu trữ bùn phát sinh từ hệ thống
Đối tượng khách hàng có thể sử dụng công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt tại nguồn của chúng tôi gồm các nơi có phát sinh nước thải sinh hoạt như:
- Tòa nhà cao ốc văn phòng;
- Chung cư cao tầng, khu dân cư;
- Khu biệt thự, resort nghỉ dưỡng;
- Bệnh viện, trạm y tế, phòng khám đa khoa;
- Công ty, nhà xưởng, nhà kho;
- Nhà hàng, khách sạn.

Để biết thêm chi tiết và nhận tư vấn miễn phí vui lòng liên hệ: mail: hieu.nq@dainam-enviro.com hoặc điện thoại 0909738796


Công ty TNHH Giải Pháp Môi Trường Đại Nam
Địa chỉ : 144 Chu Văn An, Phường 26, Quận Bình Thạnh, TPHCM.
Hotline: 0909 738 796 – Mr. Hiếu hoặc 0909 378 796 - Ms. Huệ
Email: info@dainam-enviro.com
Website: dainam-enviro.com / tuvanmoitruong.net
Fanpage: facebook.com/congtytuvanmoitruongdainam
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCSD7JkEtE46oPWFfXIRSA-Q
 

THÔNG TIN LIÊN HỆ