Trong bối cảnh hiện nay, vấn đề xử lý nước thải trở thành một yếu tố then chốt để bảo vệ nguồn nước và môi trường sống của con người. Nếu như các doanh nghiệp không thể thực hiện tốt quá trình này sẽ bị phạt theo quy định pháp luật hoặc tệ hơn là bị cấm hoạt động. Thế nên để tìm hiểu chi tiết về hệ thống xử lý nước thải công nghiệp như thế nào để đạt chuẩn, cùng Môi trường Đại Nam tìm hiểu nhé.
Việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải công nghiệp đạt chuẩn dựa vào các yếu tố sau:
Công suất trạm xử lý
Chất lượng nước sau xử lý
Thành phần, tính chất nước thải khu công nghiệp
Những quy định xả vào cống chung và vào nguồn nước
Hiệu quả của quá trình xử lý
Diện tích đất sẵn có của khu công nghiệp
Quy mô và xu hướng phát triển trong tương lai của khu công nghiệp
Yêu cầu về năng lượng, hóa chất, các thiết bị sẵn có trên thị trường
Công nghệ phải đảm bảo mức an toàn cao trong trường hợp có sự thay đổi lớn về lưu lượng và nồng độ chất ô nhiễm giữa mùa mưa và mùa khô.
Xử lý đơn giản, dễ vận hành, có tính ổn định cao, vốn đầu tư kinh phí tối ưu.
Loại bỏ rác, cặn thô có kích thước lớn hơn 10 mm.
Loại bỏ các chất hoạt động bề mặt, dầu mỡ,..
Điều hòa nồng độ và lưu lượng chất thải.
Sử dụng công nghệ xử lý sinh học kỵ khí UASB (Upflow Anaerobic Sludge Blanket) để khử, chuyển hóa các chất hữu cơ có cấu trúc phức tạp thành các chất có cấu trúc đơn giản hơn, làm giảm nồng độ BOD, COD… của nước thải. Quá trình xử lý nước thải công nghiệp bằng phương pháp kỵ khí thường sử dụng để xử lý nước thải có hàm lượng chất hữu cơ (BOD, COD) rất cao (lên tới hàng ngàn mg/l). phương pháp này sử dụng rất nhiều các chủng vi sinh vật để xử lý, các chất khí được tạo thành sau quá trình xử lý là CH4 , H2S, H2, CO2, NH3.
Sử dụng công nghệ xử lý sinh học hiếu khí Aerotank (Activated – Sludge Process) để khử, chuyển hoá các chất hữu cơ về dạng CO2 và H2O một cách triệt để, làm giảm nồng độ BOD, COD, SS … của nước thải. Quá trình phân hủy hiếu khí dựa vào hoạt động sống của vi sinh vật hiếu khí đặc biệt là vi khuẩn hiếu khí, chúng sẽ sử dụng oxy hòa tan có trong nước để phân giải chất hữu cơ có trong nước thải. Các vi sinh vật Pseudomonas Denitrificans, Bacillus Licheniforms, … sẽ khử nitrat thành N2 và thải vào không khí. Khử các chất dinh dưỡng Nitơ, Photpho có trong nước thải nếu dư.
Xử lý hoàn thiện nước thải sau xử lý sinh học bằng cách khử trùng nước thải và lọc áp lực nhằm tiêu diệt các vi trùng gây bệnh, loại bỏ triệt để các cặn còn sót lại trong nước thải trước khi xả vào nguồn tiếp nhận.
Bùn dư được nén để tách nước trong bể nén và cho hút bùn bằng xe chuyên dụng chở đi chôn lấp, hoặc làm khô bằng máy ép bùn băng tải.
Như vậy, về mặt cơ bản thì hệ thống xử lý nước thải công nghiệp được nêu như trên. Tuy nhiên tùy thuộc vào đặc tính nước thải của từng ngành nghề, lĩnh vực cũng như quy mô và các yêu cầu của từng doanh nghiệp mà hệ thống sẽ có những điểm khác biệt. Để biết được doanh nghiệp của bạn phù hợp lắp đặt hệ thống xử lý nước thải nào thì hãy liên hệ với Công Ty TNHH Giải Pháp Môi Trường Đại Nam, chúng tôi luôn sẵn sàng để được tư vấn chi tiết và miễn phí thông qua số hotline: 0909 378 796Xem thêm: Biện pháp thi công các bể xử lý nước thải công nghiệp