Những bất cập về ĐTM trong luật Bảo vệ môi trường 2020

Ngày đăng: 06-05-2022||Lượt xem: 1717

 

Cho ý kiến về luật Bảo vệ môi trường 2020 (bao gồm 16 chương, 171 điều và được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 17/11/2020, có hiệu lực ngày 01/01/2022) TS Hoàng Dương Tùng, nguyên Phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Bộ TN&MT cho rằng, vẫn còn nhiều điểm bất cập trong luật, thậm chí còn có điểm là bước “đột phá lùi”.

 

Cụ thể tại điều 11 về quan trắc nước thải "đối với các thông số đã được quan trắc tự động liên tục thì không phải quan trắc định kỳ" chính là bước thụt lùi. Bởi vì nó đi ngược lại với luật BVMT trước đây, ngược lại với thế giới cũng như đi ngược với khoa học. Bất cứ ai làm môi trường cũng đều biết quan trắc tự động, liên tục từ xưa đến nay chưa bao giờ thay thế được quan trắc định kỳ quy định tại các quy chuẩn, tiêu chuẩn đã ban hành. Cho đến nay, quan trắc tự động chưa được công nhận là phương pháp tiêu chuẩn giống như phương pháp định kỳ. 

 

Theo TS Tùng thì quan trắc tự động rất cần để theo dõi cảnh báo đối với nguồn thải lớn, nhưng không dùng để thanh tra xử phạt. Hiện nay, trên thế giới kể cả nước phát triển, có công nghệ tiên tiến cũng chưa có bộ luật nào quy định như luật BVMT vừa sửa đổi tại Việt Nam. 

 

Cũng theo TS Tùng, điều khoản về việc công khai Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) vẫn tiếp tục không được chỉnh sửa sau nhiều đóng góp của các cố vấn có chuyên môn cao. Cơ quan thẩm định ĐTM chỉ có vai trò phê duyệt báo cáo ĐTM và cho công khai quyết định đó. Việc công khai báo cáo ĐTM được đẩy sang vai chủ đầu tư dự án theo khoản 5 điều 37 của bộ luật. 

 

Vấn đề công khai báo cáo ĐTM đã được quy định ngay trong luật, các thông tin đều phải công khai kể cả việc công khai trách nhiệm của ai và thời gian công khai là bao giờ. Như vậy, báo cáo ĐTM lần này gắn trách nhiệm cho các chủ thể là doanh nghiệp.

 

Cơ quan Nhà nước đưa ra những quy chuẩn, chuẩn mực yêu cầu công tác quản lý đặt ra với dự án. Khi bắt đầu có dự án phát triển, từ khâu xin chủ trương, chuẩn bị tiền khả thi cho đến khi bắt đầu có thiết kế kỹ thuật thì đồng thời doanh nghiệp phải làm các báo cáo ĐTM. Bên cạnh đó, doanh nghiệp sẽ phải chịu toàn bộ mọi trách nhiệm về sự công khai khi đã đưa báo cáo đó lên cho Nhà nước. Về phần nhà nước thì sẽ chịu trách nhiệm công khai hội đồng thẩm định và kết quả thẩm định ĐTM.

 

Luật quy định rằng doanh nghiệp có trách nhiệm phải thực hiện đầy đủ theo pháp luật. Trách nhiệm của doanh nghiệp là lập báo cáo. Để có thể nhận diện tác động và xem xét đưa ra các giải pháp thì doanh nghiệp cần phải làm theo đúng các hướng dẫn cả pháp luật. Bản thân doanh nghiệp phải tung báo cáo ra để xin tư vấn nếu muốn có lợi.

 

Doanh nghiệp sẽ không thể che giấu khi cơ quan Nhà nước công bố toàn bộ kết quả. Thậm chí khi đã thẩm định xong báo cáo, cơ quan Nhà nước sẽ chuyển ý kiến và công bố cho xã hội biết. Chính vì vậy tất cả nội dung và các bước lập ĐTM phải được thực hiện một cách rõ ràng, chính xác đúng theo quy định của pháp luật. Doanh nghiệp có thể tìm cho mình những công ty môi trường nắm rõ luật và có kinh nghiệm để tư vấn và tham khảo dịch vụ lập hồ sơ môi trường. 
 

 

Công ty TNHH Giải pháp Môi trường Đại Nam với gần 10 năm trong lĩnh vực giải quyết các vấn đề môi trường và một trong số đó là lập báo cáo đánh giá  tác động môi trường ĐTM tự tin là đơn vị để quý doanh nghiệp lựa chọn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về nội dung bài viết hay cần tư vấn lập hồ sơ môi trường hãy liên hệ với Đại Nam thông qua số hotline: 0909 378 796

THÔNG TIN LIÊN HỆ