Báo cáo đánh giá tác động môi trường là hồ sơ pháp lý quan trọng nhất trong bộ “hồ sơ môi trường” mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần có. Sau đây hãy cùng Đại Nam tìm hiểu sâu và rõ hơn về cách thức cũng như những lưu ý khi tạo nên một bản Báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Báo cáo đánh giá tác động môi trường là báo cáo quá trình phân tích, đánh giá, dự báo ảnh hưởng của môi trường đến dự án, quy hoạch phát triển KT-XH, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình thực tế, khoa học kỹ thuật, y tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng và các công trình khác. Dựa trên những dự báo đó, các doanh nghiệp phải đưa ra các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động. Tất cả các dự báo cũng như biện pháp giảm thiểu ô nhiễm trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường đều được thông qua dưới sự thẩm tra của Bộ/ Sở Tài nguyên Môi trường và các chuyên gia hàng đầu trong ngành môi trường. Đây cũng là nền tảng quan trọng nhất, song song với các Nghị định, Thông tư về môi trường mà doanh nghiệp cần lấy làm căn cứ để thực thi.
Báo cáo đánh giá tác động môi trường được lập ra khi triển khai xây dựng hoặc vận hành sản xuất. Tuy nhiên, đối với một số ngành nghề sản xuất đặc biệt như sản xuất hoá chất, phân bón, tái chế phế liệu,… trước khi thực hiện Báo cáo đánh giá tác động môi trường thì cần được “chấp thuận chủ trương đầu tư” trước. Sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường thì các nhà máy, cơ sở kinh doanh dịch vụ mới được thực hiện các bước tiếp theo.
Trong giai đoạn chuẩn bị dự án, các đối tượng đầu tư mới, đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc đối tượng quy định trong phụ lục II (Quy mô cấp Tỉnh) và phụ lục III (Quy mô cấp Bộ) theo Nghị định 40/2019-NĐ-CP phải tiến hành lập báo cáo đánh giá tác động môi trường để các cơ quan chức năng thẩm định và phê duyệt. Đối với các dự án không thuộc phạm vi bí mật quốc gia thì Báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt bởi 02 cơ quan chính là Bộ TNMT và Sở TNMT.
Ngoài ra báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án phải được lập lại mới khi xảy ra các trường hợp sau:
Tuỳ vào mỗi loại dự án và nơi triển khai dự án mà chúng ta sẽ cần có những hồ sơ pháp lý khác nhau để lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường. Tuy nhiên, sau đây sẽ là những hồ sơ cơ bản nhất cần phải chuẩn bị:
Báo cáo đánh giá tác động môi trường không được phép tạo lập bởi chủ dự án mà phải thông qua đơn vị tư vấn đủ điều kiện chức năng về lập ĐTM.
Quy trình thực hiện như sau:
Thời gian lập và phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường thường từ 45 – 60 ngày làm việc.
Với kinh nghiệm nhiều năm, Công ty TNHH Giải Pháp Môi Trường Đại Nam đã tư vấn các phương pháp tối ưu cho nhiều doanh nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh về vấn đề môi trường, hoàn thành báo cáo đánh giá tác động môi trường và được các cơ quan chức năng có thẩm quyền phê duyệt theo đúng tiến độ đã đề ra.