Hiện nay, ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu tại Việt Nam. Vì thế những quy định, nghị định về môi trường được thay đổi, cập nhật liên tục để bảo đảm việc quản lý môi trường được chặt chẽ và tối ưu nhất. Một trong những loại hồ sơ được cập nhật, thay đổi đó là giấy phép môi trường.
Giấy phép môi trường là văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được phép xả chất thải ra môi trường, quản lý chất thải, nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất kèm theo yêu cầu, điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
(Khoản 8 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020)
Giấy phép môi trường là Hồ sơ môi trường bắt buộc đối với tất cả các cơ sở, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có công trình xử lý chất thải (nước thải, không khí, chất thải rắn, chất thải y tế và CTNH,…) bởi vì:
Các đối tượng sau đây phải có giấy phép môi trường:
- Đối tượng 1: Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức.
Các đối tượng trên mà thuộc trường hợp dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công được miễn giấy phép môi trường.
- Đối tượng 2: Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày 01/01/2022 có tiêu chí về môi trường như đối tượng 1.
(Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường 2020)
Ngoài ra các dự án hết thời hạn xả nước thải vào nguồn, hoặc hết thời hạn cho các loại giấy tờ như…..
Thời hạn của giấy phép môi trường được quy định như sau:
- 07 năm đối với dự án đầu tư nhóm I;
- 07 năm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày 01/01/2022 có tiêu chí về môi trường như dự án đầu tư nhóm I;
- 10 năm đối với đối tượng không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản 4 Điều 40 Luật Bảo vệ môi trường 2020;
- Thời hạn của giấy phép môi trường có thể ngắn hơn thời hạn quy định tại các điểm a, b và c khoản 4 Điều 40 Luật Bảo vệ môi trường 2020 theo đề nghị của chủ dự án đầu tư, cơ sở, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp (sau đây gọi chung là chủ dự án đầu tư, cơ sở).
(Khoản 4 Điều 40 Luật Bảo vệ môi trường 2020)
Theo Khoản 4 Điều 44 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về tước quyền sử dụng giấy phép môi trường:
Theo Khoản 5 Điều 44 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định các trường hợp bị thu hồi giấy phép môi trường:
Giấy phép môi trường thường có nội dung rất chi tiết và đặc thù về các công trình xử lý nước thải cũng như trình tự thực hiện và các giấy tờ cần thiết khá nhiều. Nếu chủ đầu tư, chủ doanh nghiệp không am hiểu rõ các quy định pháp lý về môi trường thì khó mà nắm bắt được để thực hiện cho đúng và đầy đủ.
Công ty TNHH giải pháp môi trường Đại Nam với gần 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực lập hồ sơ môi trường môi trường, luôn sẵn sàng tư vấn cho quý khách hàng về dịch vụ xin cấp giấy phép môi trường. Cùng với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, chúng tôi cam kết sẽ tư vấn rõ ràng, đầy đủ và hỗ trợ quý khách hàng hoàn thành công tác lập giấy phép môi trường từ những thủ tục đầu tiên đến khi nhận được giấy phép môi trường của cơ quan chức năng một cách nhanh chóng và đúng pháp luật nhất. Hãy liên hệ với chúng tôi thông qua số hotline: 0909 378 796 hoặc email: info@dainam-enviro.com