Tại sao phải lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường?

Ngày đăng: 28-09-2021||Lượt xem: 953

Tại sao phải lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường

 
Lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường là một trong những công tác bảo vệ môi trường được thực hiện định kỳ theo quy định của chính phủ về luật BVMT. Trong đó, báo cáo công tác bảo vệ môi trường đã có quy định tại thông tư 25/2019/TT-BTNMT.
 
Ngoài ra lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường còn giúp thay thế cho các hồ sơ báo cáo trước đó như: Báo cáo quản lý chất lượng nước thải, nước thải nguy hại hay báo cáo quan trắc môi trường định kỳ… và còn một số loại báo cáo khác.



Tại sao phải lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường?

Báo cáo công tác bảo vệ môi trường có quan trọng không?

Dưới bài viết này Giải Pháp Môi Trường Đại Nam sẽ nói chi tiết về báo cáo công tác bảo vệ môi trường là gì cũng như hướng dẫn lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường chuẩn chính nhất.
Báo cáo công tác bảo vệ môi trường là gì?
Báo cáo công tác bảo vệ môi trường được xem là một loại hồ sơ TẬP HỢP MỌI KẾT QUẢ QUAN TRẮC về khí thải, chất thải, khai thác khoáng sản, phế liệu, báo cáo giám sát chất lượng môi trường, chất thải công nghiệp, quản lý chất thải nguy hại… của một doanh nghiệp/nhà máy/cơ sở sản xuất đang hoạt động.
Hồ sơ báo cáo công tác bảo vệ môi trường chính là báo cáo tổng hợp của các loại báo cáo môi trường định kỳ về bộ TNMT.
Báo cáo công tác bảo vệ môi trường phải được lập định kỳ, đồng thời nộp về các cơ quan quản lý. Hiện tại hồ sơ này đã được thông tin và có quy định tại thông tư 25/2019/TT-BTNMT.
Và thay vì viết nhiều báo cáo khác nhau, bây giờ mỗi doanh nghiệp có thể chọn giải pháp lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường như đã được trình bày như trên.

Tại sao phải làm báo cáo công tác bảo vệ môi trường:

-       Báo cáo công tác bảo vệ môi trường được thực hiện định kỳ 01 lần/năm.
-       Mỗi doanh nghiệp phải có nhiệm vụ báo cáo và cung cấp tài liệu liệu về việc giám sát môi trường để nhà nước/các chức trách thẩm quyền theo dõi, đối chiếu, kiểm tra về giải pháp xử lý môi trường tại doanh nghiệp/cơ sở sản xuất đó.
-       Theo quy định sẽ bị xử phạt hành chính nếu không lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường theo Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2016. Khung hình phạt có thể lên đến 50.000.000 VNĐ



Doanh nghiệp sẽ bị xử phạt hành chính nếu không nộp báo cáo công tác bảo vệ môi trường về cơ quan chức năng.

 

Các dự án nào nên lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường:

-       Tất cả các doanh nghiệp, chủ dự án, cơ sở sản xuất kinh doanh phải có trách nhiệm lập báo cáo và lưu trữ những loại tài liệu về môi trường liên quan đến việc: Đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường… đều phải lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ mỗi năm 1 lần.
-       Cụ thể những đơn vị cần lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường:
+      Chủ dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ đã được cấp Giấy phép môi trường.
+      Chủ đầu tư xây dựng & kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật của khu công nghiệp,

Hướng dẫn lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường và những điều cần biết về thông tư 25/2019/TT-BTNMT:


Dưới đây là các bước cần nắm rõ khi lập báo cáo bảo vệ môi trường. Đọc kỹ mục I,II,III dưới đây để hiểu rõ hơn về báo cáo công tác bảo vệ môi trường được thực hiện dựa vào những điều kiện như thế nào.

I/ 4 YẾU TỐ CẦN NẮM RÕ KHI LÀM BÁO CÁO CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG GỒM: 


Báo cáo công tác bảo vệ môi trường dựa trên Thông tư 25/2019/TT-BTNMT
-       Báo cáo công tác bảo vệ môi trường được thực hiện theo điểm C, Khoản 1, Điều 37 & phụ lục VI ban hành thông tư Thông tư 25/2019/TT-BTNMT.
-       Quy định về báo cáo công tác môi trường theo Thông tư 25/2019/TT-BTNMT:
●     Chương trình quan trắc tại dự án sẽ được thực hiện theo chương trình quan trắc đã được phê duyệt trong hồ sơ ban đầu như ĐTM hoặc Kế hoạch bảo vệ môi trường hay các loại hồ sơ môi trường tương đương của doanh nghiệp.
●     Báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ hàng năm của doanh nghiệp sẽ được tính từ ngày 1/1 đến hết ngày 31/12 & phải lập nộp lên cơ quan quản lý trước ngày 31/1 của năm tiếp theo. Báo cáo lần đầu được gửi trước ngày 31/1/2021.

Báo cáo về quản lý chất thải:
-       Căn cứ theo khoản 5, điều 40 trong Thông tư 25/2019/TT-BTNMT thì các báo cáo về quản lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, quản lý chất thải nguy hại, quản lý phế liệu nhập khẩu theo quy định tại Mục III Phụ lục Nghị định 40/20219.NĐ-CP được lồng ghép trong báo cáo công tác bảo vệ môi trường quy định tại Thông tư này.

Tần suất lập
-       Thông thường, chu kỳ lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường sẽ là từ ngày 1.1 đến ngày 31.12. Sau đó hồ sơ thực hiện được nộp về cơ quan chức năng và cơ quan chức trách thẩm quyền trước 31.1 của năm tiếp theo.
-       Nếu quá hạn nộp hồ sơ, các doanh nghiệp có thể bị xử phạt và các cơ quan thanh tra sẽ đến kiểm tra.

Nơi nộp hồ sơ:
-       Cơ quan đã phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường/Kế hoạch Bảo vệ môi trường;
-       Sở Tài Nguyên và Môi trường các tỉnh;
-       Ban quản lý các KCN.
Lưu ý: Ở bước nộp hồ sơ báo cáo môi trường, công tác này được thực hiện tại chi tiết các cơ quan sau:
+      Nộp báo cáo Đánh giá tác động môi trường, hoặc các loại hồ sơ môi trường tương đương của dự án tại cơ quan đã phê duyệt, xác nhận các loại giấy phép môi trường mà doanh nghiệp đã thực hiện trước khi đi vào hoạt động
+      Nộp tại Sở tài nguyên & môi trường tại khu vực dự án hoạt động hoặc chi cực bảo vệ môi trường nếu được Sở tài nguyên & môi trường ủy quyền.

II/ CẤU TRÚC CỦA BÁO CÁO CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG:


Căn cứ vào Thông tư 25/2019/TT-BTNMT. Các bước thực hiện báo cáo công tác bảo vệ môi trường hiệu quả nhất được tiến hành như sau:
Phần 1. Kết quả hoạt động các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường
1. Về công trình bảo vệ môi trường đối với nước thải
2. Về công trình bảo vệ môi trường đối với khí thải
3. Về quản lý chất thải rắn
4. Kết quả khắc phục các yêu cầu của cơ quan thanh tra, kiểm tra và cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có)
Phần 2. Tình hình thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại
1. Đối với chủ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường
2. Đối với chủ xử lý
Phần 3. Tình hình quản lý phế liệu nhập khẩu
Phần 4. Tình hình triển khai công tác cải tạo và phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản.



Quy trình lập hồ sơ báo cáo công tác môi trường của Cty Đại Nam

 
III/ TƯ VẤN BÁO CÁO CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG - GIẢI PHÁP MÔI TRƯỜNG ĐẠI NAM

Quy định về báo cáo công tác bảo vệ môi trường dưới Thông Tư 25/2019/TT-BTNMT đã có những thay đổi quan trọng nhằm cải tiến trong công tác thực hiện làm báo cáo về lĩnh vực môi trường. Thông thường các doanh nghiệp hay cơ sở sản xuất phải làm báo môi trường để không bị xử phạt hành chính. Dựa trên thông tư này nhiều khách hàng không phải tốn thời gian làm quan trắc môi trường từng đợt mà chỉ cần làm 1 báo cáo công tác bảo vệ môi trường như được thông tin trên đây. Việc này vừa tiết kiệm thời gian và chi phí và cũng không lập cập về thời gian làm báo cáo.



LIÊN HỆ ĐẠI NAM ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ: 0909738796

 
Qua bài viết trên, mong rằng quý đối tác có thể phần nào hiểu hơn về việc lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường. Và với nhiều năm trong lĩnh vực môi trường tại Việt Nam, bằng nhiều kinh nghiệm của mình CTY TNHH GIẢI PHÁP MÔI TRƯỜNG ĐẠI NAM sẵn sàng giúp khách hàng đánh giá, tư vấn miễn phí dịch vụ môi trường của chúng tôi. Nếu có bất kỳ thắc mắc về chuyên đề này, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí về hồ sơ môi trường: Ms. Hoa -  0919970796.

THÔNG TIN LIÊN HỆ