Thực trạng ô nhiễm môi trường nước trên thế giới hiện tại là đề tài đáng quan tâm trong xã hội hiện đại. Theo các báo cáo của trung tâm nghiên cứu môi trường, đã có khoảng 70% nước thải chưa được xử lý xả thẳng ra môi trường. Tại Việt Nam, một số thành phố lớn và tập trung đông đức dân cư như TP.HCM, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Biên Hoà sẽ bắt gặp các dòng kênh, sông suối rác thải trôi và ngã màu đen, hôi thối.
Thực trạng ô nhiễm môi trường nước trên thế giới và Việt Nam
Tất cả là do thực trạng ô nhiễm môi trường nước trên thế giới và cả Việt Nam đang có nồng độ ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
Ô nhiễm môi trường nước nguy hại như thế nào?
Ô nhiễm nước thải chứa nhiều nguy hại đến sức khoẻ con người. Ngoài ra còn gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của con người và phá huỷ môi trường sống của các loại sinh vật biển. Vậy nên lắp đặt một hệ thống xử lý nước thải phù hợp sẽ giúp chúng ta thực hiện trách nhiệm bảo vệ môi trường, cũng như kiểm soát và quản lý thực trạng ô nhiễm nguồn nước trên thế giới hiện nay.
Tìm hiểu tình trạng ô nhiễm môi trường nước của một số quốc gia trên thế giới
Ô nhiễm nguồn nước ở Trung Quốc:
Là một trong những quốc gia phát triển hàng đầu về kinh tế - công nghiệp. Cùng với mật độ dân cư đông đúc và diện tích rộng lớn đã khiến Trung Quốc rơi vào tình trạng ô nhiễm môi trường đáng báo động. Đặc biệt là vấn đề ô nhiễm nguồn nước tại quốc gia này diễn ra ngày càng khủng khiếp.
Môi trường nước ô nhiễm tại sông Hoài, Trung Quốc
Trong 1200 địa điểm thì chỉ có hơn 35% trong số các địa điểm được đánh giá có chất lượng nguồn nước tốt. Đặc biệt, tình hình ô nhiễm sông Hoài tại tỉnh Hà Nam, Trung Quốc là một trong những con sông ô nhiễm nguồn nước nặng nề nhất tại quốc gia này.
Ô nhiễm môi trường nước tại Singapore:
Nếu như tìm hiểu về lĩnh vực môi trường, bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên khi biết được rằng Singapore là một quốc gia vô cùng quý trọng nguồn nước. Bởi vì bảy thập kỷ phải đi mua nước ngọt để dùng đã dạy cho người Singapore cách quý trọng từng giọt và tìm mọi cách giữ lại.
Theo báo Tuoitre, năm 2015 viện tài nguyên thế giới xếp Singapore vào danh sách các nước đối mặt với nguy cơ khan hiếm nước nhất trên thế giới bên cạnh các nước Trung Đông khác.
Hồ chứa nước đầu tiên nằm giữa lòng thành phố Singapore
Tuy nhiên với chủ trương của nhà nước và sự cố gắng không ngừng nghỉ trong ý thức của người dân. Đất nước Singapore đã không chỉ cải tạo cảnh quan xung quanh, xây dựng hệ thống xử lý nước thải vững chắc xung quanh các toà nhà cao ốc, khu công nghiệp, nhà máy… để cải thiện chất lượng nước ở các con sông và hồ chứa. Điều này sẽ góp phần tạo nên mối dây liên kết giữa con người và thiên nhiên, tăng ý thức bảo vệ môi trường của người dân Singapore.
Ô nhiễm nguồn nước tại Mỹ sau sự cố tràn nước thải ở mỏ Gold King
Nếu đã nghe qua sự cố tràn dầu tại mỏ Gold King, bạn sẽ vô cùng rùng mình khi nghe về các chất độc hại đã tràn ra môi trường gây ô nhiễm nặng nề. Dòng nước thải màu vàng đọng tại lối vào của mỏ vàng đã gây ra nhiều tranh cãi trong dư luận và những người yêu môi trường... Vì thế mà quốc gia này đã ban hành bộ luật cực kỳ khắt khe để bảo vệ nguồn nước sạch, cũng như nâng cấp cơ sở hạ tầng cung cấp nước tuyệt đối đảm bảo mục tiêu BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SỐNG KHÔNG Ô NHIỄM.
Ô nhiễm nguồn nước tại Australia:
Đến từ việc cháy rừng, giới chuyên gia lo lắng lớp tro đen từ đám cháy rừng trước đây đã khiến cho bãi biển nước xanh loang lổ trong lớp bùn than đặc quánh.
Ô nhiễm môi trường tại Nhật Bản:
Đối với các doanh nghiệp, trong thời kỳ đầu của tăng trưởng kinh tế tại Nhật Bản. Các khu công nghiệp, nhà máy tư nhân hầu như không tham gia vào các hoạt động quản lý ô nhiễm và phát triển đô thị khiến cho việc ô nhiễm môi trường ngày càng nặng nề.
Bên cạnh đó, môi trường ô nhiễm của Nhật Bản còn bị ảnh hưởng rất nhiều do thiên tai, lũ lụt, động đất… Tuy nhiên, sau một số vụ việc liên quan đến pháp lý cùng với chính sách hỗ trợ tài chính cho các giải pháp môi trường đã nhanh chóng thay đổi thái độ của doanh nghiệp về vấn đề này.
Có thể thấy, các hệ thống xử lý nước thải đã được lắp đặt và khai thác tối đa. Nhật Bản còn áp dụng công nghệ khoa học tiên tiến trong vấn đề xử lý nước thải môi trường được vận hành đúng quy định nên đã giảm bớt phần nào nguy hiểm về thực trạng ô nhiễm môi trường nước trên thế giới và cả quốc gia này.
Ô nhiễm nguồn nước tại Anh Quốc
Tại đất nước này các con sông, đầm lầy hay dòng suối đang bị tàn phá bởi các chất thải, nước thải nông nghiệp chưa qua xử lý. Ngoài ra còn do ảnh hưởng của ô nhiễm và lũ lụt.
Thực trạng ô nhiễm môi trường nước trên thế giới cần phải kể đến các nước như Ấn Độ, Philippines, Indonesia, Việt Nam, Campuchia… Để khắc phục việc ô nhiễm nguồn nước, mỗi chúng ta phải nên có trách nhiệm và ý thức bảo vệ môi trường. Bắt tay vào công cuộc bảo vệ môi trường, chính phủ cũng đã có những hoạt động nâng cao ý thức của người dân, ban hành luật xử phạt hành vi gây ô nhiễm môi trường đối với các doanh nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải đúng quy định.
Chung tay bảo vệ môi trường nước trước nguy cơ ô nhiễm nặng nề:
Bảo vệ nguồn nước được bắt đầu từ những hành động nhỏ nhất. Vậy nên nâng cao ý thức bảo vệ môi trường chính là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc bảo vệ môi trường.
Hãy bắt đầu từ việc giáo dục trẻ nhỏ về nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Thay đổi suy nghĩ và tư duy của người trẻ, người lớn tuổi bằng biện pháp tuyên truyền giữ gìn vệ sinh chung, quét dọn đường phố, xả thải đúng quy định… và áp dụng khoa học hiện đại vào đời sống.
Xây dựng hệ thống xử lý nước thải đúng quy định:
Xây dựng hệ thống xử lý nước thải phù hợp với loại hình kinh doanh của doanh nghiệp sẽ giúp cho nguồn nước thải xả ra môi trường được sạch và hạn chế nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.
Khi hệ thống xử lý nước thải của doanh nghiệp được vận hành hiệu quả sẽ giúp ghi điểm hình ảnh doanh nghiệp trong mắt đối tác và loại trừ mọi rủi ro về quy trình xả thải vì doanh nghiệp đã tuân thủ làm đúng theo quy định của pháp luật.
Cuối cùng, xây dựng hệ thống xả thải đúng quy định chính là giải pháp bảo vệ nguồn nước, chung tay bảo vệ môi trường trước nguy cơ ô nhiễm như hiện nay.