Báo cáo công tác bảo vệ môi trường Công ty TNHH Giải Pháp Môi Trường Đại Nam chuyên thực hiện báo cáo công tác bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh, các công trình đang thi công. Hồ sơ nhanh chóng - giá tốt nhất thị trường. Báo cáo công tác bảo vệ môi trường

Công tác bảo vệ môi trường

Ngày đăng: 06-02-2018||Lượt xem: 6096

Báo cáo kết quả quan trắc môi trường/Giám sát môi trường định kỳ nay đổi thành Báo cáo công tác bảo vệ môi trường. Quý khách hàng có nhu cầu hoặc thắc mắc về cách thực hiện và quy trình lập Báo cáo công tác bảo vệ môi trường thì hãy liên hệ ngay đến Công ty TNHH Giải Pháp Môi Trường Đại Nam để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BÁO CÁO CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Báo cáo công tác bảo vệ môi trường được quy định tại Thông tư 25/2019/TT-BTNMT, theo đó, các doanh nghiệp đã được phê duyệt hồ sơ ban đầu như ĐTM hoặc Kế hoạch bảo vệ môi trường hay các loại hồ sơ môi trường tương đương & đã đi vào hoạt động, định kỳ hàng năm phải lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường thay thế cho các hồ sơ trước như: báo cáo quan trắc môi trường định kỳ, báo cáo quản lý chất thải nguy hại…

Báo cáo công tác bảo vệ môi trường là gì?

Báo cáo công tác bảo vệ môi trường là hồ sơ tập hợp các kết quả quan trắc về nước thải, khí thải, quản lý chất thải nguy hại…. của cơ sở. Là một báo cáo tích hợp các báo cáo định kỳ khác như báo cáo quan trắc môi trường định kỳ, báo cáo quản lý chất thải nguy hại, báo cáo quản lý chất thải công nghiệp, phế liệu, khai thác khoảng sản,… mà cơ sở cần lập định kỳ & nộp về cơ quan quản lý theo quy định tại Thông tư 25/2019/TT-BTNMT.

Vậy các dự án nào phải lập Báo cáo công tác bảo vệ môi trường?

Chủ dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ, trừ đối tượng quy định tại khoản 2 điều 37 của Thông tư 25/2019/TT-BTNMT. Tất cả doanh nghiệp phải có trách nhiệm lưu giữ các tài liệu liên quan đến báo cáo để cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối chiếu khi thực hiện công tác thanh, kiểm tra. Cụ thể như sau:
-       Chủ dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ đã được cấp Giấy phép môi trường (Đánh giá tác động môi trường, Kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc tương đương) phải lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường.
-       Chủ đầu tư xây dựng & kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật của khu công nghiệp thực hiện chế độ báo cáo theo quy định về bảo vệ môi trường khu công nghiệp.

4 điều cần biết về báo cáo công tác bảo vệ môi trường theo Thông tư 25/2019/TT-BTNMT

Báo cáo công tác bảo vệ môi trường

Báo cáo công tác bảo vệ môi trường sẽ được thực hiện theo điểm C trong Khoản 1 thuộc điều 37 & phụ lục VI ban hành kèm Thông tư 25/2019/TT-BTNMT. Theo đó có những quy định sau:
Thứ nhất: chương trình quan trắc tại dự án sẽ được thực hiện theo chương trình quan trắc đã được phê duyệt trong hồ sơ ban đầu như ĐTM hoặc Kế hoạch bảo vệ môi trường hay các loại hồ sơ môi trường tương đương của doanh nghiệp.
Thứ hai: Báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ hàng năm của doanh nghiệp sẽ được tính từ ngày 1/1 đến hết ngày 31/12 & phải lập nộp lên cơ quan quản lý trước ngày 31/1 của năm tiếp theo. Báo cáo lần đầu được gửi trước ngày 31/1/2021. 

Báo cáo về quản lý chất thải

 

Căn cứ theo khoảng 5, điều 40 trong Thông tư 25/2019/TT-BTNMT thì các báo cáo về quản lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, quản lý chất thải nguy hại, quản lý phế liệu nhập khẩu theo quy định tại Mục III Phụ lục Nghị định 40/20219.NĐ-CP được lồng ghép trong báo cáo công tác bảo vệ môi trường quy định tại Thông tư này.

Tần suất lập

Chu kỳ lập Báo cáo công tác bảo vệ môi trường sẽ là từ ngày 1/1 đến ngày 31/12 & thực hiện nộp về cơ quan chức năng có thẩm quyền vào trước ngày 31/1 của năm tiếp theo. Quá thời hạn nộp hồ sơ, quý doanh nghiệp không thể nộp & có thể bị xử phạt khi có thanh tra môi trường đến kiểm tra.

Nơi nộp hồ sơ

Báo cáo công tác bảo vệ môi trường nộp ở các cơ quan như sau:
Nộp tại cơ quan đã phê duyệt, xác nhận các loại giấy phép môi trường mà doanh nghiệp đã thực hiện trước khi đi vào hoạt động như Đánh giá tác động môi trường, hoặc  các loại hồ sơ môi trường tương đương của dự án.
Nộp tại Sở tài nguyên & môi trường tại khu vực dự án hoạt động hoặc chi cực bảo vệ môi trường nếu được Sở tài nguyên & môi trường ủy quyền.

5 bước thực hiện lập Báo cáo công tác bảo vệ môi trường

Phần 1. Kết quả hoạt động các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường
1. Về công trình bảo vệ môi trường đối với nước thải
2. Về công trình bảo vệ môi trường đối với khí thải
3. Về quản lý chất thải rắn
4. Kết quả khắc phục các yêu cầu của cơ quan thanh tra, kiểm tra và cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có)
Phần 2. Tình hình thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại
1. Đối với chủ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường
2. Đối với chủ xử lý
Phần 3. Tình hình quản lý phế liệu nhập khẩu
Phần 4. Tình hình triển khai công tác cải tạo và phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản

 

Không lập Báo cáo công tác bảo vệ môi trường sẽ có mức phạt như thế nào?

Theo khoản 7, Điều 12, Nghị định 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ, hành vi vi phạm quy định về thực hiện giám sát môi trường (bao gồm: Quan trắc tự động, liên tục đối với nước thải, khí thải; giám sát môi trường xung quanh và giám sát chất thải định kỳ) và các hành vi vi phạm khác về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bị xử phạt như sau:
Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo kết quả giám sát chất thải định kỳ (một năm một lần, trước ngày 31 tháng 01 hàng năm) hoặc đột xuất cho cơ quan đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường và các hồ sơ về môi trường tương đương thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, cơ quan ngang bộ; phối hợp với đơn vị không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường (theo lĩnh vực và phạm vi được cấp giấy chứng nhận) để thực hiện quan trắc, giám sát môi trường, trừ các trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập hoặc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thành lập và giao thực hiện nhiệm vụ quan trắc, giám sát môi trường trên địa bàn tỉnh hoặc trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh.

Với nhiều năm trong lĩnh vực môi trường tại Việt Nam, bằng nhiều kinh nghiệm của mình CTY TNHH GIẢI PHÁP MÔI TRƯỜNG ĐẠI NAM sẵn sàng giúp khách hàng đánh giá, tư vấn miễn phí về dịch vụ lập báo cáo công tác bả ovệ môi trường của chúng tôi. Nếu có bất kỳ thắc mắc về chuyên đề này, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí về hồ sơ môi trường. Gọi ngay để được tư vấn thủ tục hoàn toàn miễn phí: 0909 378 796.
 

THÔNG TIN LIÊN HỆ