Kế hoạch bảo vệ môi trường

Ngày đăng: 06-02-2018||Lượt xem: 4703

1. Kế hoạch bảo vệ môi trường là gì? (hay còn được gọi là cam kết bảo vệ môi trường cũ)
Là báo cáo đánh giá khả năng gây tác động tiêu cực của một dự án, của doanh nghiệp, của cơ sở sản xuất kinh doanh đến các yếu tố môi trường xung quanh như tiếng ồn, phát sinh nước thải, rác thải, chất thải nguy hại,… trong quá trình hoạt động.


2. Đối tượng lập báo cáo kế hoạch bảo vệ môi trường
Đối tượng Lập Kế hoạch bảo vệ Môi trường:
- Dự án đầu tư mới hoặc dự án đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất có tổng quy mô, công suất của cơ sở đang hoạt động và phần đầu tư mới thuộc đối tượng quy định tại cột 5 Phụ lục II Mục I ban hành kèm theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP.
- Dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án, phương án đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, có phát sinh lượng nước thải từ 20 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 500 m3/ngày (24 giờ) hoặc chất thải rắn từ 01 tấn/ngày (24 giờ) đến dưới 10 tấn/ngày (24 giờ) hoặc khí thải từ 5.000 m3 khí thải/giờ đến dưới 20.000 m3 khí thải/giờ (bao gồm cả cơ sở đang hoạt động và phần mở rộng) trừ các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy định tại cột 3 Phụ lục II Mục I ban hành kèm theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP.

3. Quy trình làm báo cáo kế hoạch bảo vệ môi trường

Các bước chính  trong quy trình lập kế hoạch bảo vệ môi trường

Kế hoạch được thực hiện theo hướng dẫn của Thông tư số 25/2019/TT- BTNMT.
Mô tả tóm tắt về dự án thực hiện như: vị trí xây dựng, hiện trạng nơi xây dự án, kinh phí đầu tư, kiến trúc xây dựng.
- Khảo sát tổng thể về điều kiện môi trường, tự nhiên, kinh tế – xã hội xung quanh dự án

  • Đánh giá những tác động môi trường đến dự án:
  • Đánh giá những nguồn gây tác động bao gồm nguồn gây tác động trong quá trình xây dựng công ty/dự án và tác động trong quá trình đi vào hoạt động, dự báo về các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình xây dựng, hoạt động của công ty/dự án.
  • Đánh giá đối tượng, quy mô bị tác động cả trong quá trình hoạt động của dự án và xây dựng;
  • Đánh giác về các phương pháp sử dụng trong quá trình đánh giác tác động, độ tin cậy của các phương pháp,….kế hoạch bảo vệ môi trường

- Đưa ra các biện pháp giảm thiểu các tác động xấu, phòng ngừa sự cố, rủi ro môi trưởng có thể xảy ra.

  • Phòng ngừa các tác động xấu có thể xảy ra trong quá trình thiết kế dự án: các vấn đề về thiết kế cấp thoát nước, điện, phòng cháy chữa cháy.
  • Phương án phòng ngừa các sự cố trong quá trình thi công xây dựng
  • Phương án giảm thiểu ô nhiễm trong quá trình đi vào hoạt động của công ty/dự án

Thống kê các công tác quản lý, giám sát, xử lý môi trường

  • Quản lý môi trường;
  • Giám sát môi trường định kỳ;
  • Xử lý môi trường;

- Dự toán kinh phí cho các công trình xử lý, quản lý môi trường
- Tham vấn ý kiến cộng đồng xung quanh dự án;

Lập kế hoạch bảo vệ môi trường tòa nhà 161 Hai Bà Trưng, Quận 1, TPHCM 
 

4. Cơ quan xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường

  • Sở tài nguyên môi trường/ Uỷ ban nhân dân cấp Tỉnh: Cơ sở có quy mô, tính chất thuộc đối tượng quy định tại phụ lục IV Nghị định 40/2019/NĐ-CP..
  • Phòng Tài nguyên Môi trường Quận/ Uỷ ban nhân dân cấp Quận, Huyện: Cơ sở có quy mô thuộc cột 5 Phụ lục II Mục I và không thuộc đối tượng quy định tại phụ lục IV Nghị định 40/2019-NĐ-CP.

Các văn bản cần thiết cho việc lập kế hoạch bảo vệ môi trường

  • Giấy chứng nhận đầu tư/ giấy đăng ký kinh doanh
  • Hợp đồng thuê đất/ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
  • Thuyết minh dự án đầu tư hoặc phương án kinh doanh sản xuất
  • Bản vẽ vị trí khu đất
  • Bản vẽ mặt bằng tổng thể
  • Bản thể thoát nước mưa
  • Bản vẽ thoát nước thải
  • Bản vẽ bể tự hoại
  • Bản vẽ hệ thống xử lý nước thải (nếu có)
  • Bản vẽ hệ thống xử lý khí thải (nếu có)

THÔNG TIN LIÊN HỆ