Bồn Composite Trong Xử Lý Nước Thải

Cập nhật: 31-10-2024||Lượt xem: 186
Trong lĩnh vực xử lý nước thải, bồn composite dần trở thành lựa chọn hàng đầu nhờ vào những ưu điểm vượt trội về độ bền, khả năng chống ăn mòn và tính linh hoạt trong thiết kế. Khác với các loại vật liệu truyền thống như thép hay bê tông, composite mang lại hiệu suất cao trong môi trường nước thải có tính ăn mòn cao và khắc nghiệt. Với tính năng vượt trội, bồn composite không chỉ đảm bảo hiệu quả trong việc xử lý nước mà còn góp phần tăng tuổi thọ hệ thống, giảm chi phí bảo trì cho hệ thống.

1. Bồn composite trong xử lý nước thải là gì?

Bồn composite là loại bồn được sản xuất từ vật liệu composite, một hỗn hợp gồm sợi thủy tinh, sợi carbon hoặc các sợi tổng hợp khác được kết hợp với nhựa epoxy hoặc polyester. Loại vật liệu này sở hữu những đặc tính vượt trội như độ bền cơ học cao, chống ăn mòn, chống thấm nước, chịu nhiệt tốt và trọng lượng nhẹ. Bồn composite được thiết kế để chứa và xử lý nước thải giúp loại bỏ các chất ô nhiễm, khử trùng và có thể tái sử dụng nước sạch.

Bồn composite trong xử lý nước thải sở hữu nhiều đặc tính ưu việt

2. Cấu tạo của bồn composite

Bồn composite xử lý nước thải được thiết kế với cấu trúc chắc chắn, kết hợp nhiều bồn riêng biệt thông qua các gân tăng cường cứng cáp, tạo thành một khối thống nhất. Toàn bộ hệ thống được bao bọc bởi lớp phủ composite, tăng cường khả năng chống ăn mòn và bảo vệ bồn khỏi tác động của hóa chất và dung môi. Điều này góp phần kéo dài tuổi thọ cho bồn chứa và đảm bảo hiệu quả hoạt động lâu dài.
Các phụ kiện được tích hợp trong bồn composite được sản xuất theo tiêu chuẩn kỹ thuật Nhật Bản, đảm bảo chất lượng và độ tin cậy cao trước khi đưa ra thị trường. Hệ thống xử lý nước thải thường bao gồm hai loại bồn chứa: Bồn tròn dùng để lắng bùn, cặn, cao su và các chất thải rắn cùng với bồn hình chữ nhật được thiết kế để lọc thô.
Tùy thuộc vào quy mô và nhu cầu xử lý nước thải, hệ thống có thể được thiết kế với hai bồn tròn có dung tích từ 10m3 đến 15m3 cho các nhà máy lớn hoặc hai bồn tròn nhỏ hơn, dung tích từ 4m3 đến 6m3 cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

3. Điểm nổi bật của bồn composite trong xử lý nước thải

Bồn composite có những ưu điểm vượt trội sau:

3.1 Về công nghệ xử lý

  • Công nghệ xử lý thông dụng và phổ biến, dễ dàng vận hành, chất lượng nước sau xử lý ổn định. Quá trình xử lý thiếu khí kết hợp hiếu khí là công nghệ được áp dụng rộng rãi nhất trên thế giới và Việt Nam với rất nhiều nguồn tài liệu tham khảo. Do vậy, việc học hỏi, trao đổi kinh nghiệm vận hành, bảo trì hệ thống trở nên dễ dàng, thuận tiện.

  • Việc kết hợp quá trình xử lý thiếu khí/hiếu khí giúp giảm lượng chất hữu cơ đặc biệt là N trong nước thải và loại bỏ phospho dưới dạng bùn dư. Ngoài ra, sử dụng công nghệ MBBR còn mang lại các lợi ích như:

  • Tiết kiệm được diện tích xây dựng, chi phí đầu tư ban đầu;

  • Mật độ vi sinh vật xử lý trên một đơn vị thể tích cao hơn phương pháp bùn hoạt tính lơ lửng, vì vậy tải trọng hữu cơ và hiệu quả xử lý của bể MBBR cao hơn;;

  • Hỗ trợ quá trình khử Nito trong nước thải. Hiệu quả xử lý Nito đối với công trình có sử dụng công nghệ MBBR cao hơn.

  • Dễ dàng mở rộng nâng công suất 10-30% sau này bằng cách bổ sung thêm giá thể.

  • Giảm mùi hôi, giảm sự cố mất bùn, chết vi sinh trong hệ xử lý sinh học.

  • Chi phí đầu tư và vận hành thấp (là tiêu chí thiết kế HTXLNT của Đại Nam).

  • Công nghệ của thiết bị xử lý nước thải sinh hoạt ít phát sinh bùn, giảm chi phí đáng kể cho việc thu gom vận chuyển bùn như công nghệ truyền thống;

  • Hệ thống được vận hành linh hoạt ở các chế độ: tự động – bán tự động – bằng tay.

3.2 Về thiết kế

  • Hệ thống bể được bố trí hợp lý với mặt bằng tổng thể và dễ dàng cho việc nâng cao công suất sau này.

  • Tối đa hóa các dòng tự chảy giữa các bể do độ chênh lệch áp suất thủy tĩnh nên sẽ tiết kiệm được các bơm và chi phí điện năng tiêu thụ.

  • Hệ thống thiết kế bằng vật liệu Composite đơn giản, gọn nhẹ, độ bền cao, dễ dàng vận chuyển đi xa hoặc có thể di chuyển khi dời địa điểm hoạt động của doanh nghiệp;

  • Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt đạt quy chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt, cột A.

  • Tiết kiệm diện tích xây dựng đối đa cho doanh nghiệp (hệ thống xử lý không cần xây dựng bể tự hoại);

  • Hệ thống dùng bơm Air lift không tiêu hao điện năng, giảm chi phí vận hành;

  • Thời gian thi công hệ thống thiết bị xử lý nước thải sinh hoạt rất ngắn: 10 - 12 ngày;

  • Hệ thống được điều khiển tự động hoàn toàn, giúp giảm chi phí nhân công vận hành đồng thời sẽ giảm thiểu rủi ro hệ thống bị sự cố do lỗi vận hành.

4. Nguyên lý bồn composite trong xử lý nước thải

Bồn composite trong xử lý nước thải thường được thiết kế theo các giai đoạn xử lý khác nhau, tạo thành một hệ thống xử lý nước thải hoàn chỉnh. Mỗi giai đoạn xử lý sẽ có những chức năng riêng biệt để loại bỏ các chất ô nhiễm trong nước thải:
Nguyên lý hoạt động của bồn composite sẽ chia theo từng ngăn

4.1. Ngăn Anoxic

Tại ngăn Anoxic, diễn ra quá trình khử nitrat, nitrit giải phóng khí Nitơ ra môi trường. Ngoài ra, bể anoxic được bổ sung cánh khuấy giúp bùn và nước thải được hòa trộn với nhau. Bùn hoạt tính cũng được tuần hoàn từ ngăn lắng sinh học để bổ sung bùn đầy đủ trong quá trình xử lý nước thải.

4.2. Ngăn MBBR/Aerotank

Ngăn MBBR là ngăn xử lý sinh học bằng bùn hoạt tính hiếu khí trên các giá thể lơ lửng. Vi sinh dính bám trên giá thể có chức năng xử lý hoàn thiện các hợp chất hữu cơ trong nước thải.
Các giá thể được làm từ polyurethane, dạng khối và được đặt ngập trong nước. Các giá thể này có diện tích bề mặt lớn để các vi sinh vật xử lý nước dính bám trong điều kiện hiếu khí. Do đó, duy trì nồng độ sinh khối cao trong bể phản ứng, giúp tăng hiệu quả xử lý sinh học và giảm thiểu diện tích đất xây dựng.
Máy thổi khí được sử dụng để cung cấp lượng oxy cần thiết cho quá trình xáo trộn giữa vi sinh vật và các chất ô nhiễm có trong nước thải. Khi đó, vi sinh vật sẽ phát triển và phân hủy các chất ô nhiễm hữu cơ thành các hợp chất vô cơ đơn giản.

4.3. Ngăn lắng

Hỗn hợp bùn và nước thải từ ngăn sinh học hiếu khí chảy sang ngăn lắng sinh học để thực hiện quá trình tách sinh khối ra khỏi nước thải. Sinh khối trong ngăn lắng sinh học sẽ được lắng xuống hố thu bùn nhờ được tạo dốc trong ngăn. Một phần sinh khối xác định sẽ được tuần hoàn về đầu ngăn Anoxic để duy trì nồng độ bùn hoạt tính thích hợp trong ngăn.

4.4. Ngăn chứa bùn

  • Chức năng: Ngăn chứa bùn được thiết kế để chứa bùn thải được tách ra từ nước thải.

  • Hoạt động: Bùn thải được thu gom từ ngăn làm lắng sẽ được chuyển vào ngăn chứa bùn. Bùn thải sau đó sẽ được xử lý theo các phương pháp phù hợp như xử lý sinh học, xử lý hóa học hoặc chôn lấp.

  • Thiết bị: Ngăn chứa bùn thường được thiết kế dạng bồn kín, có hệ thống xả bùn thải.

5. Ứng dụng của bồn composite trong xử lý nước thải

Bồn composite được ứng dụng rộng rãi trong các hệ thống xử lý nước thải khác nhau, bao gồm:
  • Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt: Các hộ gia đình, chung cư, khu đô thị,...

  • Hệ thống xử lý nước thải công nghiệp: Các nhà máy sản xuất, xí nghiệp,...

  • Hệ thống xử lý nước thải nông nghiệp: Các trang trại chăn nuôi, trồng trọt,...

  • Hệ thống xử lý nước thải y tế: Các bệnh viện, phòng khám,...

  • Hệ thống xử lý nước thải khách sạn, nhà hàng: Nhà hàng, khách sạn,...

Với những chia sẻ trên, hy vọng rằng bạn sẽ có những thông tin đầy hữu ích về bồn composite trong xử lý nước thải nhé! Liên hệ ngay với Đại Nam để được tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc về việc lắp đặt hệ thống xử lý nước thải.

THÔNG TIN LIÊN HỆ