Hướng dẫn cách đọc sổ tay vận hành hệ thống xử lý nước thải

Ngày đăng: 23-09-2021||Lượt xem: 1099

Giáo trình vận hành hệ thống xử lý nước thải là gì?

Pháp luật đối với hệ thống xử lý nước thải:

Dễ thấy, chi phí vận hành của một hệ thống xử lý nước thải là không hề rẻ. Vậy nên khâu xây dựng và lắp đặt chỉ mới là bước đầu hoàn thiện. Cần hiểu và đọc được sổ tay vận hành hệ thống xử lý nước thải mới có thể khai thác và vận hành hệ thống tối ưu.
Bên cạnh đó những mức quy định về xử phạt dành cho việc xả thải không đúng chuẩn, không đúng nơi quy định có thể sẽ rất nặng. Cho nên tìm hiểu kỹ về sổ tay vận hành hệ thống xử lý nước thải thật sự đáng để người vận hành hay quản lý hệ thống quan tâm.

Sổ tay vận hành hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt:

Đa số các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt hiện nay đều áp dụng công nghệ xử lý sinh học bằng bùn hoạt tính. Và được áp dụng theo các phương pháp xử lý sau đây:
- Phương pháp xử lý dòng liên tục: AO - Thiếu khí, Hiếu khí kết hợp
- Phương pháp xử lý gián đoạn theo mẻ - SBR
Lưu ý: Cả 2 phương pháp này đều có thể giữ được nồng độ bùn hoạt tính trong quá trình xử lý nước thải.
Để giảm nồng độ ô nhiễm của nước thải, các vi sinh vật trong các ngăn sử dụng các chất dinh dưỡng làm thức ăn để sinh khối => giảm thiểu nồng độ ô nhiễm.

Lợi ích của việc bổ sung thêm các giá thể vi sinh hay sử dụng màng MBR trong các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt đều nhằm mục đích tăng cường nồng độ và hiệu suất tiếp xúc giữa không khí, nước thải và hệ vi sinh vật.

Tuy nhiên, nếu có thể duy trì tốt hệ vi sinh vật trong bể xử lý. Đồng thời kiểm soát tốt các thông số đầu vào BOD:N:P sát với tỉ lệ chuẩn thì hệ thống không cần giá thể vi sinh hay mang MBR vẫn đảm bảo tốt hiệu suất, sản phẩm nước thải sau xử lý vẫn đạt quy chuẩn nước thải hiện hành.


GIẢI PHÁP MÔI TRƯỜNG ĐẠI NAM - ĐƠN VỊ VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI

Cần chú gì khi vận hành hệ thống xử lý nước thải theo phương pháp sinh học?


ĐỐI VỚI PHƯƠNG PHÁP SINH HỌC:


Lập sổ tay vận hành hệ thống xử lý nước thải: Đây là nhật ký để ghi lại các sự cố và những biến động trong bộ máy để tìm ra nguyên nhân và sửa chữa kịp thời. Mỗi ngày người vận hành hệ thống cũng phải lập nhật ký vận hành hệ thống xử lý nước thải để theo dõi thông số và các thiết bị, máy móc của hệ thống xử lý nước thải.

Thường xuyên kiểm tra van báo mức và van điều khiển. Vì cả 2 giúp truyền tải tín hiệu toàn bộ máy, giúp bộ máy hoạt động.

Hạn chế gây tắc thải do lượng rác thải trong quá trình xử lý nước thải nên thường xuyên vệ sinh song chắn rác được lắp đặt trong hệ thống. Nếu rác thải quá đầy sẽ gây tắc nghẽn và ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống.

Kiểm soát lưu lượng đầu vào để tránh trường hợp tràn nước trong hệ thống xử lý nước thải bằng cách kiểm tra mức nước trong bể điều hoà.

Phải kiểm tra các thiết bị bơm nước thải định kỳ để theo dõi dòng điện, điện áp và lưu lượng nước.

Kiểm tra hoạt động của máy thổi khí: Tiếng động, mức đầu bôi trơn, dây curoa, áp suất…

Kiểm tra nồng độ bùn hoạt tính: Kiểm tra bùn hoạt tính trong bể vi sinh hiếu khí
+     Kiểm tra bằng ống đong 1000ml để lắng trong thời gian 30 phút.
+     Nồng độ bùn hoạt tính giao động từ 100-200ml (tùy thuộc vào tính chất của nước thải đầu vào, thời gian lưu nước trong bể hiếu khí và phương pháp xử lý nước thải được áp dụng).

Bổ sung dưỡng chất cho hệ thống vi sinh nếu kiểm tra được nồng độ vi sinh quá thấp. Ngược lại, nếu tuổi bùn lớn hoặc nồng độ vi sinh quá cao => hãy tiến hành xả bỏ định kỳ.

Điều quan trọng nhất trong quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt là nắm được các sự cố có thể xảy ra trong hệ thống để đưa ra được các phương pháp khắc phục kịp thời. Vậy nên sổ tay vận hành hệ thống xử lý nước thải luôn là mục quan trọng nhất mà người vận hành cần nắm rõ và lên nhật ký theo dõi thường xuyên.

Hệ thống xử lý nước thải của doanh nghiệp cần lưu ý gì?

Các doanh nghiệp thường áp dụng công nghệ Hoá Lý: Keo tụ, lắng lọc, oxy hoá nâng cao, tuyển nổi.... đồng thời cũng có thể kết hợp quá trình xử lý sinh học ở quá trình phía sau.

Đối với các loại hệ thống xử lý nước thải sản xuất. Cần phải có quản lý và người vận hành chuyên môn cao am hiểu về mặt công nghệ để dễ dàng hiểu được nguyên lý hoạt động, xử lý và tìm được các sự cố trong quá trình xử lý.

 


Công trình xử lý nước thải tại Khu Dân Cư Eco Green Quận 7 do Đại Nam thực hiện

 
  1.  Kiểm tra các quy trình xử lý nước thải
  2.  Chuẩn bị sổ tay vận hành hệ thống xử lý nước thải
  3.  Pha hoá chất, theo dõi và kiểm tra các thông số hoạt động như: độ pH, lưu lượng, nhiệt độ…
  4.  Kiểm tra tất cả hoạt động của các loại máy như: Máy bơm nước thải, bộ đo pH, máy bơm định lượng và máy khuấy…
  5.  Điều chỉnh lượng hoá chất xử lý bằng cách kiểm tra quá trình tạo bông trong bể phản ứng. Sau đó điều chỉnh nồng độ xử lý cho phù hợp.
  6.  Kiểm tra xả bùn đáy bể lắng và ép bùn.
  7.  Nếu hệ thống có áp dụng phương pháp sinh học, nên thực hiện theo các hướng dẫn phía trên: tức là phải kiểm tra nồng độ bùn hoạt tính, quá trình tuần hoàn bùn...
  8.  Lập nhật ký và báo cáo vận hành hệ thống xử lý nước thải.

Sau khi lắp đặt hệ thống xử lý nước thải, nhà đầu tư và người vận hành sẽ được hướng dẫn đọc sổ tay vận hành hệ thống xử lý nước thải. Mỗi bộ máy cho từng mô hình sản xuất sẽ vận hành chuyên biệt. Vậy nên người quản lý vận hành hệ thống xử lý nước thải hãy thật chú ý khi bắt đầu triển khai công việc vận hành hệ thống xử lý nước thải nhé.

 

VỀ CHÚNG TÔI:


CTY TNHH GIẢI PHÁP MÔI TRƯỜNG ĐẠI NAM hiện là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực môi trường, chuyên thi công và lắp đặt hệ thống xử lý nước thải và các dịch vụ vận hành hệ thống xử lý nước thải môi trường theo quy định của pháp luật. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn nhanh chóng và đưa ra giải pháp tốt nhất cho doanh nghiệp.
 
Tài liệu hướng dẫn vận hành hệ thống xử lý nước thải đã được chia sẻ rất kỹ trong bài viết. Nếu quan tâm về môi trường, đừng quên theo dõi Giải Pháp Môi Trường Đại Nam để cập nhật những bài viết về lĩnh vực này nhé.

THÔNG TIN LIÊN HỆ