Top 4 Công Nghệ Xử Lý Nước Thải Công Nghiệp Năm 2024

Ngày đăng: 16-10-2024||Lượt xem: 169
Tính đến thời điểm hiện tại, xử lý nước thải công nghiệp không còn là thách thức mà chúng lại có thể tạo ra những giá trị kinh tế bền vững. Trong đó, thời đại 4.0 đã đem lại nhiều cơ hội khi tạo ra nhiều công nghệ hiện đại và chất lượng . Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá 4 công nghệ được áp dụng nhiều nhất.

1. Xử lý nước thải công nghiệp là gì?

Xử lý nước thải công nghiệp là quá trình loại bỏ các chất độc hại, ô nhiễm và tạp chất từ nước thải sinh ra trong quá trình sản xuất và hoạt động công nghiệp. Nước thải từ các nhà máy, nhà xưởng và cơ sở sản xuất thường chứa nhiều hợp chất hóa học, vi sinh vật, và các chất ô nhiễm khác. Điều này có thể gây hại cho sức khỏe con người nếu không được xử lý kịp thời.
HIện tại, quá trình xử lý nước thải công nghiệp bao gồm như xử lý cơ học, hóa học, sinh học và hiện đại hóa. Nếu là một doanh nghiệp kinh doanh chắc chắn sẽ hiểu rõ tầm quan trọng của việc giảm thiểu tác động tiêu cực của nước thải công nghiệp đến môi trường.

2. Tổng hợp các công nghệ xử lý nước thải công nghiệp được ứng dụng nhiều nhất

Hãy cùng điểm qua các công nghệ xử lý nước thải công nghiệp được ứng dụng nhiều nhất và mang đến hiệu quả cao trong thực tế sản xuất và công nghiệp.

2.1 Công nghệ xử lý nước thải công nghiệp AO

Công nghệ xử lý nước thải công nghiệp AO (Activated Sludge) được biết đến với khả năng yếm khí – thiếu khí – hiếu khí. Và được ứng dụng hoạt động sống của vi sinh vật trong nước thải để xử lý và chuyển hóa các chất ô nhiễm.
Đây là công nghệ xử lý nước thải truyền thống nên dễ dàng tìm kiếm trên thị trường, quá trình vận hành đơn giản và có thể xử lý theo tính năng tự động hóa. Ngoài ra chúng có thể xử lý hiệu quả BOD, COD, nitơ, phốt pho và hạn chế bùn thải, loại bỏ được nước thải có tải lượng ô nhiễm hữu cơ cao.
Do cần phải nuôi các vi sinh vật sống cho việc xử lý nguồn nước thải nên nếu có sự chênh lệch về nhiệt độ, pH, SS, kim loại nặng và các chất độc khác,...Sẽ khiến cho quá trình này khó được triệt để hoàn toàn. Ngoài ra, diện tích xây dựng cơ sở hạ tầng để áp dụng công nghệ xử lý nước thải công nghiệp AO cũng khá lớn hơn các công nghệ khác.

Công nghệ xử lý nước thải công nghiệp AO

2.2 Công nghệ xử lý nước thải hóa lý

Công nghệ xử lý nước thải hóa lý dựa vào các phản ứng hóa học diễn ra giữa chất ô nhiễm với hóa chất cho thêm vào. Bao gồm oxy hóa khử, tạo chất kết tủa và phân hủy chất độc hại. Ngoài ra phương pháp hóa học này còn được biết đến với 3 quá trình xảy ra cụ thể như: oxy hóa, trung hòa và keo tụ.
Khi áp dụng công nghệ này, một lượng lớn các chất rắn lơ lửng sẽ được loại bỏ cùng với nitơ, phốt pho, kim loại nặng và vi sinh vật. Đặc biệt, công nghệ hóa lý còn có thể xử lý các chất ô nhiễm dạng keo kích thước nhỏ.
Ngoài ra, phương pháp này có thể xử lý nước thải từ nhiều ngành công nghiệp khác nhau, từ sản xuất hóa chất đến chế biến thực phẩm. Và có thể dễ dàng điều chỉnh để phù hợp với yêu cầu cụ thể của từng loại nước thải.
Ngược lại, khi xử lý hóa chất và cặn bã được tách ra khỏi nước thì lượng bùn lắng xuống sẽ nhiều hơn so với các hình thức còn lại. Đồng thời nếu như muốn lọc sạch nguồn nước sẽ tiêu tốn khá nhiều hóa chất.

Công nghệ xử lý nước thải hóa lý

2.3 Công nghệ xử lý sinh học với giá thể di động MBBR

Công nghệ xử lý sinh học MBBR (Moving Bed Biofilm Reactor) sử dụng hệ thống các giá thể nhỏ di động để xử lý nước thải. Trong quá trình xử lý, nước thải được xử lý bởi giá thể, nơi các vi sinh vật gắn kết và phát triển trên bề mặt của chúng. Các vi sinh vật sẽ tiêu hủy chất độc hại và biến chúng thành chất không độc hại hoặc ít độc hại hơn. Sau đó, nước đã được xử lý được thu gom và xả ra môi trường một cách an toàn hơn.
Hệ thống MBBR dễ bị hư hỏng đối với các thay đổi về pH, nhiệt độ và nồng độ chất dinh dưỡng dẫn đến ảnh hưởng đến hiệu suất xử lý của hệ thống. Công nghệ này cần phải kiểm tra và thay vi sinh định kỳ để đảm bảo hiệu suất hoạt động của hệ thống.

Công nghệ xử lý sinh học với giá thể di động MBBR

2.4 Công nghệ xử lý sinh học màng MBR

Xử lý nước thải sinh học màng MBR được ứng dụng công nghệ vi sinh dựa trên việc kết hợp bể lắng bùn hoạt tính lơ lửng Aerotank và màng MBR. Theo đó, khí Aerotank sẽ được cấp liên tục để giúp vi sinh vật duy trì sự sống, tăng trưởng và xử lý các chất hữu cơ. Bùn và các chất hữu cơ sản sinh trong quá trình này sẽ được giữ lại thông qua cơ chế màng sinh học.
Công nghệ ứng dụng vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ và bổ sung màng lọc vật lý. Vì vậy chất lượng nước đầu ra được đánh giá tốt hơn hẳn so với các công nghệ khác. Hầu như đáp ứng được tiêu chuẩn khắt khe nhờ vào hiệu suất khử chất rắn lơ lửng và vi sinh cấp độ cao. Hơn nữa, nước sau khi xử lý còn có thể được tái sử dụng được.
Trong công nghệ MBBR, hệ thống được thiết kế dưới dạng module hiệu quả, giảm thiểu nguy cơ tắc nghẽn. Thân màng được phủ một lớp polymer nên có thể hạn chế hư hỏng khi dùng chlorine tẩy rửa. Ngoài ra còn tiết kiệm chi phí xây dựng, điện năng, bùn dư tạo ra cũng rất ít.
Ngược lại, việc thiết kế, xây dựng và vận hành hệ thống MBR đòi hỏi đầu tư vốn lớn vào các thiết bị, vật liệu và công nghệ tiên tiến. Đặc biệt, mảng màng lọc dễ bị tắc nghẽn bởi các tạp chất và bùn sinh ra trong quá trình xử lý. Đặc biệt là trong môi trường nước thải có chứa các chất phức tạp hoặc có khả năng sinh bùn cao.

Công nghệ xử lý nước thải công nghiệp màng MBR

2.5 Công nghệ xử lý sinh học theo mẻ SBR/ ASBR

Đây là công nghệ xử lý nước thải ứng dụng vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ. Toàn bộ quá trình chỉ xảy ra trong 1 bể và nước thải được xử lý theo mẻ riêng biệt. Hiện tại, đây là công nghệ được hoạt động dựa trên hệ thống vận hành tự động. Điều này sẽ giảm thiểu các thiết bị phải sử dụng trong bể lắng và không cần tuần hoàn bùn.
SBR và ASBR đều có cấu trúc đơn giản và dễ dàng vận hành, bảo trì, đồng thời không yêu cầu nhiều kỹ thuật chuyên môn để quản lý hoạt động của hệ thống. Đặc biệt, cả 2 đều có khả năng xử lý nước thải từ nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Và khi sử dụng có thể điều chỉnh để phù hợp với yêu cầu cụ thể của khách hàng.
Quá trình vận hành của SBR và ASBR có thể tiêu tốn nhiều năng lượng, đặc biệt là trong việc cung cấp khí ôxy hoặc duy trì điều kiện nhiệt độ và pH tối ưu cho quá trình xử lý. Đặc biệt, công nghệ này cần có bể hở nên không phù hợp với các công trình yêu cầu làm chìm toàn bộ. Cho nên khi có sự cố xảy ra sẽ gây khó khăn trong việc vận hành thủ công.
Sự gia tăng của sản xuất công nghiệp đã đặt ra một loạt các thách thức về việc tiêu thụ và xử lý nước thải một cách hiệu quả và bảo vệ môi trường. Thế nên việc áp dụng các hệ thống xử lý nước thải của các doanh nghiệp sẽ là điều tiêu quyết và cần thiết nhất hiện nay. Với top 4 công nghệ phía trên mong rằng sẽ giúp người đọc hiểu rõ hơn về ưu-nhược điểm của chúng.
Và để biết thêm nhiều thông tin chi tiết về các hình thức hay thông tin mới nhất về các quy định xử lý nước thải về công nghiệp hay khu công nghiệp hiện nay. Quý doanh nghiệp hãy liên hệ ngay Môi trường Đại Nam để được tư vấn miễn phí ngay hôm nay.
CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP MÔI TRƯỜNG ĐẠI NAM
Địa chỉ: 144 Chu Văn An, P. 26, Q. Bình Thạnh, Tp. HCM
Hotline: 0909 378 796

THÔNG TIN LIÊN HỆ