Xử lý nước thải giết mổ là một vấn đề quan trọng trong ngành chế biến thực phẩm, đặc biệt là đối với các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm. Nước thải từ quá trình giết mổ không chỉ chứa các chất hữu cơ mà còn có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nếu không được xử lý đúng cách. Thế nên, Đại Nam sẽ cung cấp các thông tin cơ bản về quá trình xử lý nước thải giết mổ gia cầm - gia súc.
1. Thành phần ô nhiễm của nước thải giết mổ
Nước thải giết mổ có thành phần ô nhiễm đa dạng và phức tạp, bao gồm:
-
Chất hữu cơ: Các chất như máu, mỡ, protein, tế bào động vật và các chất hữu cơ khác có trong các bộ phận động vật. Những chất này gây ô nhiễm nghiêm trọng nếu không được xử lý.
-
Chất rắn lơ lửng: Các chất như lông, da, thịt vụn, xương hoặc các bộ phận không dùng được của động vật.
-
Mùi hôi: Do sự phân hủy của các chất hữu cơ trong nước thải gây ra mùi hôi khó chịu.
-
Vi sinh vật: Nước thải giết mổ có thể chứa vi khuẩn gây bệnh, ký sinh trùng, vi rút và các mầm bệnh khác. Các vi sinh vật này nếu không được xử lý có thể gây ra các dịch bệnh nguy hiểm.
-
Kim loại nặng và hóa chất: Trong quá trình giết mổ và bảo quản động vật, có thể sử dụng một số hóa chất, thuốc kháng sinh hoặc chất tẩy rửa có thể tồn tại trong nước thải.
Những thành phần ô nhiễm này nếu không được xử lý triệt để sẽ gây ra các tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng và môi trường xung quanh.
Nước thải giết mổ chứa nhiều thành phần ô nhiễm và có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe
2. Vì sao nên xây dựng hệ thống xử lý nước thải giết mổ?
Việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải giết mổ là rất cần thiết, vừa giúp bảo vệ môi trường vừa giúp bảo vệ sức khỏe người dân:
-
Bảo vệ môi trường: Nước thải giết mổ chứa các chất ô nhiễm có thể làm ô nhiễm nguồn nước, gây suy thoái đất và không khí nếu không được xử lý. Hệ thống xử lý giúp giảm thiểu tối đa tác động đến môi trường tự nhiên.
-
Đảm bảo sức khỏe cộng đồng: Các chất ô nhiễm trong nước thải như vi khuẩn, vi rút và chất độc hại có thể gây bệnh cho con người nếu không được loại bỏ triệt để.
-
Nâng cao hiệu quả sản xuất: Một hệ thống xử lý nước thải tốt sẽ giúp giảm thiểu các vấn đề phát sinh từ ô nhiễm môi trường, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm và uy tín của cơ sở giết mổ.
-
Tiết kiệm chi phí: Việc đầu tư vào một hệ thống xử lý nước thải giết mổ hiệu quả sẽ giúp giảm chi phí xử lý về lâu dài, tránh các khoản phạt từ việc vi phạm quy định về bảo vệ môi trường.
Việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải giết mổ là điều kiện tiên quyết để giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường
3. Quy trình xử lý nước thải giết mổ hiệu quả
Quy trình xử lý nước thải giết mổ hiệu quả gồm các bước như sau:
3.1. Bể thu gom
Nước thải từ Nhà máy được thu gom tại bể thu gom. Trước khi vào bể, nước thải được đưa qua thiết bị tách rác thô nhằm loại bỏ các cặn rác có kích thước lớn tránh gây nghẹt bơm, tắc nghẽn đường ống,… cho các công trình phía sau. Bể có tổng thể tích 131,2 m3 (6.1x4.3x5.2m). Bể có chức năng thu gom nước thải, vận chuyển đến bể điều hòa và đảm bảo cao trình của các bể phía sau.
3.2. Bể điều hòa
Bể điều hòa được thiết kế với thời gian lưu đủ lớn để điều hòa về lưu lượng và nồng độ các thành phần ô nhiễm có trong nước thải. Bể được thiết kế với thể tích 646,0 m3(15.2x8.5x5.0m).
3.3. Cụm bể tuyển nổi DAF
Hóa chất keo tụ và điều chỉnh pH được châm vào đường ống trước khi vào thiết bị phản ứng siêu tốc và được xáo trộn nhờ thiết bị xáo trộn tĩnh. Không khí được hòa tan dưới áp lực vào trong nước thải và bơm trực tiếp vào bể tuyển nổi. Sau khi vào bể, áp suất không khí được tạo ra và kết hợp với nước, sẽ bão hòa với các bong bóng khí có kích thước nhỏ hơn 100 micro. Các bong bóng không khí li ti tạo ra một lực hấp dẫn cụ thể bám dính vào các phần tử rắn lơ lửng trong nước và nâng các hạt lơ lửng nổi lên bề mặt chất lỏng, tạo thành một lớp bùn nổi được loại bỏ bởi dàn cào ván mặt. Lượng ván này được đưa sang bể nén bùn. Nước sau đó được đưa về Bể trung gian.
3.4. Bể trung gian
Để kiểm soát pH trước khi vào bể kỵ khí (UASB) và dòng tuần hoàn sau bể kị khí, đầu dò pH, đầu dò đo mức được lắp đặt tại bể trung gian để kiểm soát hiệu quả xử lý của bể kị khí và mô tơ khuấy trộn, giúp xáo trộn triệu để nước thải và hóa chất (NaOH), tạo điều kiện tối ưu cho quá trình xử lý.
3.5. Bể kỵ khí UASB
Bể UASB được thiết kế với thể tích 690,2 m3 , kích thước bể LxRxH = 11.6x8.5x7.0m nhằm loại bỏ khoảng 60% lượng BOD, COD, 50% TSS và một số loại khác như P, độ màu có trong nước thải. Tại bể UASB, nước thải sẽ được phân phối từ dưới lên trên qua lớp bùn kị khí và tại đây thực hiện quá trình phân hủy hữu cơ. Các chất hữu cơ sẽ bị phân hủy theo các giai đoạn sau:
-
Giai đoạn 1: Thủy phân, cắt mạch hợp chất cao phân tử
-
Giai đoạn 2: Axit hóa
-
Giai đoạn 3: Axetat
-
Giai đoạn 4: Metan hóa.
3.6. Bể Anoxic 1
Tại bể Anoxic, diễn ra quá trình khử nitrat, nitrit giải phóng khí Nitơ ra môi trường. Nước thải giàu nitrat, nitrit sẽ được bổ sung vào bể nhờ có dòng tuần hoàn nước từ bể sinh học phía sau, bùn hoạt tính cũng được tuần hoàn từ bể lắng sinh học để bổ sung bùn đầy đủ trong quá trình xử lý nước thải.
3.7. Bể hiếu khí Aerotank 1
Bể được thiết kế với kích thước LxRxH = 18.0x12.1x5.0m = 1089 m3 , nhằm loại bỏ lượng lớn COD, BOD, N có trong nước thải. Máy thổi khí được sử dụng để cung cấp lượng oxy cần thiết cho quá trình xáo trộn giữa vi sinh vật và các chất ô nhiễm có trong nước thải. Khi đó, vi sinh vật sẽ phát triển và phân hủy các chất ô nhiễm hữu cơ thành các hợp chất vô cơ đơn giản.
3.8. Bể Anoxic 2
Bể được thiết kế với tổng thể tích khoảng 193,6 m3. Tại bể Anoxic, diễn ra quá trình khử nitrat, nitrit giải phóng khí Nitơ ra môi trường. Tại bể thiếu nguồn cơ chất để thực hiện quá trình khử nitrat do lượng COD, BOD có trong nước thải đã được xử lý gần hết tại cụm bể AO1. Do đó hóa chất dinh dưỡng được châm vào nhằm xử lý triệt để lượng N có trong nước thải, đảm bảo hiệu quả xử lý của bể.
3.9. Bể hiếu khí Aerotank 2
Bể được thiết kế với kích thước LxRxH = 12.1x3.6x5.0m = 217.8 m3, nhằm loại bỏ lượng lớn COD, BOD, N có trong nước thải. Máy thổi khí được sử dụng để cung cấp lượng oxy cần thiết cho quá trình xáo trộn giữa vi sinh vật và các chất ô nhiễm có trong nước thải. Khi đó, vi sinh vật sẽ phát triển và phân hủy các chất ô nhiễm hữu cơ thành các hợp chất vô cơ đơn giản
3.10. Bể lắng sinh học
Nước thải sau quá trình xử lý sinh học chứa nhiều bùn vi sinh. Do vậy cần phải tách chúng ra khỏi nước trước khi qua quá trình xử lý tiếp theo. Bể lắng được thiết kế với dạng hình trụ tròn kích thước DxH = 7.8x5.0m nhằm mục đích tách loại bông bùn vi sinh ra khỏi nước sau xử lý bằng quá trình lắng trọng lực.
Bể lắng được chia làm 3 phần: Phần nước trong, phần lắng và phần chứa bùn. Nước đưa vào ống trung tâm rồi từ đó phân phối đều khắp bể. Dưới tác dụng của trọng lực và tấm chắn hướng dòng các bông bùn vi sinh lắng xuống đáy, nước trong di chuyển lên trên. Phần nước trong sẽ được thu gom qua hệ thống máng tràn tiếp tục chảy sang bể khử trùng+ mương quan trắc.
3.11. Bể khử trùng
Bể khử trùng có nhiệm vụ chứa nước và khử trùng tiêu diệt khoảng 99,9% các vi sinh vật gây bệnh. Hóa chất được sử dụng để khử trùng nước thải là các hợp chất của Clorine. NaOCl là chất khử trùng được sử dụng phổ biến do hiệu quả diệt khuẩn cao và giá thành tương đối rẻ sẽ được sử dụng cho công trình này. Quá trình khử trùng nước xảy ra qua 2 giai đoạn: đầu tiên chất khử trùng khuếch tán xuyên qua vỏ tế bào vi sinh vật sau đó phản ứng với men bên trong tế bào và phá hoại quá trình trao đổi chất dẫn đến vi sinh vật bị tiêu diệt.
3.12. Mương quan trắc tự động
Theo nghị định 08:2022/ND-CP, hệ thống xử lý nước tải thuộc danh mục phải lắp đặt trạm quan trắc tự động liên tục. Trạm quan trắc được xây dựng giúp kiểm soát chất lượng nước, đảm bảo chất lượng sau xử lý đạt cột A, QCVN 40:2011/BTNMT.
Trạm quan trắc tự động thực hiện quan trắc các thông số: đầu dò đo pH, COD, TSS, NH4+ , lưu lượng, bộ lưu trữ dữ liệu; bộ hiện thị; Bộ lấy mẫu tự động; bộ camera quan sát; Bộ truyền dữ liệu về sở… Hoạt động hoàn toàn tự động, quan trắc số liệu hằng ngày, chính xác gửi về sở tài nguyên môi trường.
3.13. Bể nén bùn
Bùn dư từ bể lắng sinh học và bùn từ bể kỵ khí UASB, bể DAF sẽ được đưa về bể nén bùn. Bể nén bùn có chức năng tách nước ra khỏi bùn, giúp tăng hiệu quả ép bùn. Phần nước trong sẽ được thu gom qua hệ thống máng tràn chảy về bể thu gom để tiếp tục xử lý. Bùn dưới đáy bể có độ đặc cao được bơm lên máy ép bùn.
3.14. Máy ép bùn trục vít
Máy ép bùn được sử dụng để tách nước trong bùn. Polymer cation được thêm vào như là “cầu nối” để kết nối các bông bùn lại với nhau để khử nước làm tăng hiệu quả lên đáng kể. Bùn sau tách nước có dạng bánh bùn, được vận chuyển đến bãi chôn lấp để thải bỏ hoặc mang đi sấy.
Hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc - gia cầm được Đại Nam thực hiện
4. Đại Nam - Đơn vị thi công hệ thống xử lý nước thải giết mổ uy tín, chất lượng
Đại Nam là đơn vị chuyên cung cấp các giải pháp xử lý nước thải cho ngành chế biến thực phẩm bao gồm hệ thống xử lý nước thải giết mổ với nhiều năm kinh nghiệm và uy tín trong ngành.
Lý do chọn bạn nên chọn Đại Nam:
-
Kinh nghiệm và chuyên môn cao: Đại Nam sở hữu đội ngũ kỹ sư, chuyên gia giàu kinh nghiệm trong việc thiết kế, thi công và vận hành hệ thống xử lý nước thải giết mổ.
-
Giải pháp tối ưu: Đại Nam cung cấp các giải pháp xử lý nước thải giết mổ hiệu quả, tiết kiệm chi phí và thân thiện với môi trường.
-
Sử dụng công nghệ tiên tiến: Chúng tôi áp dụng các công nghệ xử lý nước thải hiện đại, như công nghệ vi sinh, công nghệ hóa lý, giúp xử lý triệt để các chất ô nhiễm trong nước thải.
Xử lý nước thải giết mổ là một vấn đề cấp thiết và cần thiết hiện nay, đặc biệt là đối với các cơ sở giết mổ động vật. Việc xây dựng một hệ thống xử lý hiệu quả không chỉ giúp bảo vệ môi trường mà còn đảm bảo sức khỏe cộng đồng và tuân thủ các quy định pháp lý. Hãy liên hệ ngay đến Đại Nam để được tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc nhé!