xlnt_cao_su.png

XỬ LÝ NƯỚC THẢI CAO SU

Ngày đăng: 28-05-2018||Lượt xem: 5615

Chuyên mục: Xử lý nước thải


Công ty môi trường Đại Nam chuyên thiết kế thi công hệ thống xử lý nước thải cao su cho nhiều doanh nghiệp với công nghệ sinh học kết hợp hóa lý mang lại hiệu suất xử lý cao nhất

Chi Tiết Sản Phẩm

Nước thải cao su phát sinh từ đâu?
Nước thải cao su
 chủ yếu phát sinh từ các quá trình sản xuất mủ khối, sản xuất mủ ly tâm, chế biến mủ và rửa các dây chuyền sản xuất. Nước thải từ ngành công nghiệp cao su luôn có lưu lượng nước thải lớn hơn so với các ngành công nghiệp khác. Hàm lượng ô nhiễm cao và khó xử lý, do đó, để có thể xây dựng hệ thống xử lý nước thải ngành cao su đòi hỏi các công ty xây dựng hệ thống xử lý nước thải cao su phải có năng lực, kinh nghiệm, công nghệ mới mới có thể tối ưu hệ thống, nhằm giảm tối đa chi phí xây dựng cũng như vận hành sau này.

Đặc biệt, nước thải cao su có pH thấp. Các hạt cao su tồn tại trong nước có mật độ cao. Cặn nước thải phát sinh trong giai đoạn đánh đông và cán crep, chủ yếu là do các hạt (mủ) cao su sau khi đông tụ thành mảng lớn sẽ còn xót lại các hạt cao su đông tụ nhưng chưa kết lại được.

Nước thải từ quá trình chế biến mủ cao su là loại nước thải khó xử lý với nồng độ BOD, COD, Tổng N, P cao

Nồng độ ô nhiễm của nước thải cao su có COD khoảng từ 3000 – 6000 mg/l; BOD từ 2000 đến 4000 mg/l; Amonia và Nito tổng rất cao có thể đạt mức 500 mg/l. Từ đây, ta thấy nước thải cao su là loại nước thải khó xử lý. Phải kết hợp nhiều phương pháp xử lý từ hóa học đến sinh học để đưa nước thải đến ngưỡng quy chuẩn.
 

Thuyết minh công nghệ xử lý nước thải cao su

Nước thải sau khi sản xuất, chế biến mủ cao su sẽ theo mương dẫn đi qua song chắn rác và đến bể gạn mủ. Song chắn rác thô chủ yếu được sử dụng để gạn các loại rác có kích thước lớn tránh gây tắc máy bơm  và đường ống của hệ thống xử lý nước thải. Bông mủ lơ lửng trong nước thải sau khi qua bể gạn mủ sẽ được loại bỏ. Sau đó, nước thải được đưa đến bể keo tụ, tạo bông giúp giảm hàm lượng cặn và các chất lơ lửng trong nước thải. Điển hình là các hạt cao su chưa kết bông hoàn toàn còn sót lại trong nước thải. Hóa chất thường được sử dụng trong bể này là phèn, polyme. pH tại đây cũng được điều chỉnh để đạt được hiệu suất tôi ưu và môi trường phát triển cho vi sinh vật trong quá trình xử lý sinh học.

Quy trình công nghệ chuẩn xử lý nước thải cao su

Sau khi nước thải được xử lý hóa lý, nước thải sẽ được đưa sang bể sinh học kỵ khí UASB. Nước thải sẽ được đưa từ dưới bể ngược lên, được xáo trộn cơ khí để đảm bảo phản ứng xử lý giữa nước thải và vi sinh vật xảy ra. Quá trình này làm các chất hữu cơ trong nước thải giảm đi rõ rệt và cho hiệu suất xử lý BOD, COD cao. Tuy nhiên, quá trình hình thành bùn vi sinh dạng hạt mất nhiều thời gian và khó kiểm soát. Cần phải chú ý theo dõi và kiểm tra.và đưa vào bể lắng 1.

Nước thải sau khi qua bể UASB sẽ được đưa vào bể Aerotank. Tại đây, hệ thống sục khí tạo môi trường cho bùn hoạt tính phát triển, xáo trộn giúp phản ứng oxy hóa trong nước thải diễn ra nhanh và hiệu quả hơn. Theo chiều dài bể, nước thải được xử lý gần như đạt tiêu chuẩn. Tuy nhiên, một vài doanh nghiệp sản xuất cao su có hàm lượng Nito trong nước thải rất cao. Có thể áp dụng giá thể sinh học vào kết hợp với bể UASB và  để tăng hiệu suất xử lý

Sau khi qua quá trình xử lý nước thải được đưa đến bể lắng 2. Bùn thải trong bể lắng 2 được đưa sang máy ép bùn, một phần được đưa trở lại bể sinh học.

Quý doanh nghiệp hiện chưa có hệ thống xử lý nước thải hoặc hệ thống xử lý nước thải hiện tại chưa đạt chuẩn đầu ra, chi phí vận hành lớn nhưng hiệu quả chưa trương xứng… hãy liên hệ ngay với Công ty môi trường Đại Nam để được chúng tôi tư vấn và cung cấp dịch vụ xử lý nước thải tối ưu nhất.

THÔNG TIN LIÊN HỆ