Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là một phần không thể thiếu trong quá trình triển khai các dự án đầu tư, đặc biệt là những dự án có nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường. Việc lập ĐTM giúp doanh nghiệp xác định, phân tích và dự báo các tác động môi trường có thể xảy ra, từ đó xây dựng các giải pháp giảm thiểu, phòng ngừa hiệu quả. Công ty Giải Pháp Môi Trường Đại Nam là một đơn vị uy tín, chuyên nghiệp, tận tâm trong việc giúp đỡ các doanh nghiệp lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.
1. Báo cáo đánh giá tác động môi trường là gì? ĐTM là gì?
Theo quy định tại Khoản 23, Điều 3, Chương I – Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13, báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là quá trình phân tích và dự báo các ảnh hưởng tiềm ẩn từ hoạt động đầu tư, xây dựng hoặc vận hành dự án đến môi trường tự nhiên. Thông qua đó, các biện pháp giảm thiểu và phòng ngừa tác động xấu được đề xuất nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững, hài hòa với môi trường.
Việc lập ĐTM không chỉ là yêu cầu pháp lý bắt buộc đối với nhiều loại hình dự án, mà còn mang ý nghĩa thiết thực đối với doanh nghiệp. Đây là công cụ giúp doanh nghiệp đánh giá toàn diện hiện trạng môi trường tại khu vực dự án, từ đó xây dựng chiến lược quản lý, giảm thiểu ô nhiễm một cách hiệu quả và phù hợp với các tiêu chuẩn môi trường hiện hành.
Đồng thời, kết quả từ quá trình giám sát môi trường trong báo cáo ĐTM sẽ là cơ sở để cơ quan chức năng đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường của doanh nghiệp, hỗ trợ công tác thanh tra, kiểm tra và cấp phép môi trường một cách minh bạch, chính xác.
2. Đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường - ĐTM?
Theo quy định tại Phụ lục II Nghị định số 18/2015/NĐ-CP, các dự án thuộc nhóm có nguy cơ gây tác động xấu đến môi trường đều phải thực hiện lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM). Cụ thể, các đối tượng bao gồm:
-
Nhóm dự án xây dựng: Bao gồm các công trình dân dụng, công nghiệp, khu đô thị, khu dân cư mới,...
-
Nhóm dự án sản xuất vật liệu xây dựng và giao thông: Như nhà máy xi măng, khai thác đá, dự án xây dựng cầu đường, cảng, sân bay,...
-
Các dự án công nghiệp và năng lượng: Bao gồm sản xuất, lắp ráp điện tử; nhà máy điện; dự án về năng lượng tái tạo hoặc có liên quan đến bức xạ, phóng xạ.
-
Dự án khai thác tài nguyên thiên nhiên: Như khai thác khoáng sản, dầu khí, thủy lợi, khai thác và trồng rừng, trồng trọt quy mô lớn,...
-
Dự án xử lý và tái chế chất thải: Bao gồm nhà máy xử lý nước thải, chất thải rắn, tái chế nhựa, kim loại,…
Nhóm dự án công nghiệp chế biến và sản xuất: Như luyện kim, cơ khí chế tạo, sản xuất gỗ, thủy tinh, gốm sứ và nhiều ngành sản xuất công nghiệp khác.
3. Vai trò của việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường
Báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM có vai trò như sau:
-
Đây là công cụ giúp quản lý môi trường có tính chất phòng ngừa.
-
Là cơ sở để đối chiếu khi có thanh tra môi trường.
-
Góp phần cho sự phát triển bền vững đi đôi với bảo vệ môi trường.
-
Giúp nhà nước và các đơn vị, doanh nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ hơn.
-
Giúp nhà quản lý nâng cao trách nhiệm của việc đưa ra quyết định.
-
Tiết kiệm được thời gian trong mục tiêu về sự phát triển bền vững.
-
Biết được những gì mà dự án tác động lên môi trường.
4. Cơ quan nào thẩm định việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM?
-
Bộ tài nguyên và môi trường: đối với các dự án có quy mô thuộc đối tượng được quy định tại phụ lục III Nghị định 40/2019-NĐ-CP.
-
Sở tài nguyên và môi trường tỉnh/ TP: đối với các dự án thuộc đối tượng được quy định tại phụ lục II Nghị định 40/2019-NĐ-CP.
-
Ban quản lý các khu công nghiệp/ khu kinh tế: đối với các dự án thuộc đối tượng được quy định tại phụ lục II Nghị định 40/2019-NĐ-CP và nằm trong Khu công nghiệp/ khu kinh tế. (Tùy ủy quyền của từng địa phương).
.jpg)
Quy trình cơ bản lập báo cáo đánh giá tác động môi trường
5. Nội dung chính của báo cáo đánh giá tác động môi trường là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 32 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, một báo cáo ĐTM hoàn chỉnh phải bao gồm các nội dung chính sau:
-
Thông tin chung về dự án: Trình bày xuất xứ của dự án, đơn vị chủ đầu tư, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt cùng các căn cứ pháp lý, kỹ thuật. Báo cáo cũng cần nêu rõ phương pháp đánh giá tác động môi trường được sử dụng, cùng với các phương pháp bổ sung (nếu có).
-
Sự phù hợp với quy hoạch và pháp luật: Đánh giá mức độ phù hợp của dự án với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh và các quy định pháp luật hiện hành có liên quan.
-
Đánh giá công nghệ và các hạng mục công trình: Xem xét tính an toàn, mức độ ảnh hưởng đến môi trường của công nghệ, công trình và các hoạt động chính trong dự án.
-
Hiện trạng môi trường khu vực dự án: Mô tả điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, hiện trạng môi trường và đa dạng sinh học. Đồng thời nhận diện các yếu tố nhạy cảm, đối tượng bị ảnh hưởng và đánh giá mức độ phù hợp của địa điểm triển khai dự án.
-
Dự báo tác động môi trường và chất thải phát sinh: Phân tích chi tiết các tác động tiêu cực có thể xảy ra trong từng giai đoạn của dự án, bao gồm: khối lượng, đặc tính của chất thải, ảnh hưởng đến di sản thiên nhiên, đa dạng sinh học, di tích văn hóa - lịch sử cũng như các rủi ro từ giải phóng mặt bằng, tái định cư (nếu có).
-
Biện pháp xử lý chất thải: Đề xuất công trình và phương án thu gom, lưu trữ, xử lý chất thải phù hợp với quy mô và loại hình dự án.
-
Các giải pháp bảo vệ môi trường: Bao gồm biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực, kế hoạch cải tạo và phục hồi môi trường, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học và phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường.
-
Chương trình giám sát và quản lý môi trường: Thiết lập kế hoạch theo dõi, đánh giá chất lượng môi trường trong quá trình thực hiện và vận hành dự án.
-
Kết quả tham vấn cộng đồng: Ghi nhận ý kiến từ người dân và chính quyền địa phương nơi triển khai dự án, làm cơ sở để điều chỉnh và hoàn thiện các giải pháp môi trường.
-
Kết luận và cam kết của chủ đầu tư: Tổng hợp các nội dung chính, đề xuất kiến nghị và cam kết thực hiện đầy đủ các giải pháp bảo vệ môi trường đã nêu trong báo cáo.
Tự hào là doanh nghiệp có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực môi trường, công ty TNHH Giải Pháp Môi Trường Đại Nam là một trong nhiều đơn vị uy tín, tận tình trong việc giúp đỡ các doanh nghiệp điều tra, đánh giá và lập báo cáo đánh giá tác động môi trường. Hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc nhé!
Một số hồ sơ ĐTM mà Đại Nam đã thực hiện:
-
ĐTM Cấp Bộ - Khu phức hợp Sóng Việt (Khu đô thị mới Thủ Thiêm, TP. Thủ Đức).
-
ĐTM Cấp Bộ - Khu nhà ở tại phường Long Bình The 9 Stellars (Phường Long Bình, TP. Thủ Đức).
-
ĐTM Cấp Bộ - Khu nhà ở Gia đình cán bộ sỹ quan Bộ Quốc Phòng 50ha (Huyện Cam Lâm - Tỉnh Khánh Hoà).
-
ĐTM - Nhà máy XLNT tập trung KCN Phúc Long (Thị trấn Bến Lức, Huyện Bến Lức, Tỉnh Long An)
-
ĐTM - Dự án khu nhà ở Lộc Phú Gia (Tỉnh Bình Dương)
-
ĐTM - Dự án khu nhà ở Trúc Quyên (Tỉnh Bình Dương)
-
ĐTM - Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu nhà ở Tuận Phát Land (Tỉnh Bình Dương)
-
ĐTM - Dự án nhà máy sản xuất sản phẩm nhựa Vinacen (Tỉnh Tây Ninh)
-
ĐTM - Dự án khu nhà ở Thái Bình Dương (Tỉnh Bình Dương)
-
ĐTM - Dự án chung cư Huyền Điệp (Tỉnh Bình Dương)
-
ĐTM - Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu nhà ở Thăng Long (Tỉnh Bình Dương)
-
ĐTM - Khu trung tâm thương mại dịch vụ và nhà ở khu trung tâm hành chính Huyện Bình Chánh (TP.HCM)
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí về cách lập báo cáo đánh giá tác động môi trường - Số hotline: 0909 378 796.