Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của mỗi người, và việc tuân thủ luật pháp về môi trường là điều bắt buộc đối với mọi doanh nghiệp. Xin cấp phép môi trường là minh là việc vô cùng cần thiết và quan trọng với các doanh nghiệp. Nhưng vấn đề này có thể gây khó khăn cho một số doanh nghiệp vì không biết phải chuẩn bị những giấy tờ nào, vậy hãy cùng Đại Nam tìm hiểu chi tiết ngay nhé!
1. Hồ sơ cần thiết khi xin cấp giấy phép môi trường
Theo khoản 1 điều 43 của luật Bảo Vệ Môi Trường và khoản 1 điều 29 của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP đã quy định rằng hồ sơ để các doanh nghiệp xin cấp giấy phép môi trường sẽ gồm có:
-
Văn bản đề nghị cấp giấy phép môi trường ((Phụ lục XIII Nghị định số 08/2022/NĐ-CP)
-
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường
-
Bản sao các báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu pháp lý và kỹ thuật khác của dự án đầu tư, cơ sở, khu vực sản xuất, kinh doanh,...
Doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ môi trường
2. Thủ tục khi xin cấp giấy phép môi trường
Thủ tục khi xin cấp giấy phép môi trường sẽ gồm các bước như sau:
Bước 1: Các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất gửi hồ sơ đến Nhà nước thông qua gửi trực tiếp, qua dịch vụ bưu điện hoặc điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến.
Bước 2: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ
-
Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ xin cấp giấy phép môi trường từ doanh nghiệp.
-
Họ tiến hành kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ, đảm bảo mọi giấy tờ cần thiết đều được cung cấp và phù hợp với quy định.
-
Nội dung báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường được công khai, ngoại trừ thông tin bí mật theo quy định pháp luật.
Bước 3: Tham vấn ý kiến và kiểm tra thực tế
-
Cơ quan có thẩm quyền tham vấn ý kiến của các bên liên quan: cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến dự á.
-
Đồng thời, họ tiến hành kiểm tra thực tế tại địa điểm dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp để xác minh thông tin.
Bước 4: Thẩm định và cấp phép
-
Dựa trên kết quả kiểm tra hồ sơ, tham vấn ý kiến và kiểm tra thực tế, cơ quan có thẩm quyền tiến hành thẩm định hồ sơ.
-
Hội đồng thẩm định được thành lập theo quy định của Chính phủ, bao gồm các chuyên gia về môi trường và đại diện của cơ quan quản lý công trình thủy lợi (nếu có).
-
Nếu hồ sơ đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn, cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp giấy phép môi trường cho doanh nghiệp.
3. Đơn vị phải lập giấy phép môi trường
Luật bảo vệ môi trường 2020 quy định rõ ràng về những đối tượng cần phải có giấy phép môi trường để hoạt động sản xuất, kinh doanh:
Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III:
-
Những dự án đầu tư thuộc nhóm I, nhóm II và nhóm III, đặc biệt là những dự án có khả năng phát sinh nước thải, bụi, khí thải ra môi trường, phải được xử lý hoặc quản lý chặt chẽ theo quy định.
-
Các chất thải nguy hại phải được xử lý và quản lý nghiêm ngặt, đảm bảo tuân thủ các quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức.
Cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp:
-
Các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp phải tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn về môi trường đã được quy định.
-
Những cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày Luật có hiệu lực vẫn phải tuân thủ các tiêu chuẩn mới.
-
Dự án đầu tư công khẩn cấp: Dự án đầu tư công khẩn cấp vẫn cần phải có giấy phép môi trường, tuân thủ các quy định của pháp luật về đầu tư công được miễn giấy phép môi trường.
Những đơn vị theo quy định phải xin cấp giấy phép môi trường
4. Thẩm quyền khi cấp giấy phép môi trường
Theo Điều 41 Luật Bảo vệ môi trường 2020, thẩm quyền cấp giấy phép môi trường được quy định như sau:
Bộ Tài nguyên và Môi trường:
-
Các dự án được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt sau khi xem xét báo cáo Đánh giá tác động môi trường.
-
Đối tượng đề nghị cấp Giấy phép môi trường nằm trong địa giới hành chính của ít nhất 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh hoặc trong vùng biển mà không phân định rõ trách nhiệm quản lý hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; cơ sở nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất, cơ sở cung cấp dịch vụ xử lý chất thải nguy hại.
Bộ Quốc phòng, Bộ Công an: Dự án đầu tư, cơ sở liên quan đến bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh.
Ủy ban nhân dân tỉnh:
-
Dự án đầu tư nhóm II.
-
Dự án đầu tư nhóm III nằm trong địa giới hành chính của ít nhất 02 đơn vị hành chính cấp huyện trở lên.
-
Các dự án, cơ sở đầu tư, khu công nghiệp, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung đang hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành đáp ứng các chỉ tiêu về môi trường theo quy định đối với đối tượng thuộc Nhóm I, Nhóm II, Nhóm III đã được UBND cấp tỉnh phê duyệt.
-
Ủy ban nhân dân huyện: Các trường hợp khác các trường hợp trên
5. Thời hạn cấp giấy phép môi trường
Luật Bảo vệ môi trường 2020 (Điều 43, Khoản 4) quy định thời hạn cấp giấy phép môi trường như sau:
-
Đối với các cơ quan cấp tỉnh và cấp huyện: Thời hạn xử lý hồ sơ không quá 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
-
Đối với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an: Thời hạn xử lý hồ sơ không quá 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
-
Tuy nhiên, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường có quyền rút ngắn thời hạn xử lý hồ sơ, dựa trên đặc thù của mỗi dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, cụm công nghiệp.
Việc xin cấp giấy phép môi trường là rất quan trọng, đòi hỏi doanh nghiệp phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật về môi trường. Đại Nam hy vọng rằng bài viết này đã cung cấp cho doanh nghiệp những thông tin hữu ích về chủ đề này nhé!