Những quy định về xả thải vào nguồn nước đáng lưu ý Quy định về xả thải vào nguồn nước là những yêu cầu và tiêu chuẩn giúp các doanh nghiệp, khu dân cư, khu đô thị... định hướng rõ ràng những vấn đề cần thực hiện và đánh giá về nguồn nước thải trước khi có thể xả nước thải vào nguồn nước tiếp nhận. Những quy định về xả thải vào nguồn nước đáng lưu ý

Những quy định về xả thải vào nguồn nước đáng lưu ý

Ngày đăng: 07-01-2022||Lượt xem: 3047

Các quy định về xả thải vào nguồn nước

Việc tuân thủ các quy định về xả thải vào nguồn nước tiếp nhận không chỉ là trách nhiệm của các doanh nghiệp mà đây còn là hành động mang ý nghĩa bảo vệ tài nguyên nước của quốc gia.
 
Những vấn đề liên quan đến xả thải vào nguồn nước phải được thực hiện theo quy định của pháp luật về việc bảo vệ tài nguyên nước cũng như môi trường của quốc gia.

Quy định về giấy phép xả thải vào nguồn nước

Theo Luật tài nguyên nước 2012, tại điều 37 - quy định về xả thải vào nguồn nước bất cứ tổ chức hay cá nhân nào mong muốn xả thải vào nguồn nước tiếp nhận thì phải được cấp giấy phép xả thải do các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền của nhà nước cấp.
 
Các cơ quan chức năng sẽ căn cứ vào những quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải, chức năng nguồn nước cũng như khả năng tiếp nhận của nguồn tiếp nhận nước thải.
 

Quy định về sức tải của nguồn tiếp nhận nước thải

- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 :
Nghị định về quản lý chất thải và phế liệu của Chính phủ quy định sức tải của nguồn tiếp nhận được căn cứ dựa trên:
●      Đặc điểm, mục đích sử dụng và khả năng tự làm sạch của môi trường tiếp nhận;
●      Quy mô và tính chất của các nguồn xả nước thải hiện tại và theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
 
- Thông tư số 76/2017/TT-BTNMT ngày 19/12/2017:
Được ban hành bởi Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. Thông tư này quy định về cách đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông, hồ.
 
Bên cạnh đó, thông tư có đề ra các quy định về cách thức tính toán sức chịu tải của nguồn nước và quy định trách nhiệm của các đơn vị có liên quan đến vấn đề xả thải vào nguồn nước.

Thông tư về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp

Thông tư số 47/2011/TT-BTNMT ngày 28/12/2011:
Tại khoản 2.2 đã quy định Cột B là giá trị của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
 
Phụ thuộc vào quy định mục đích sử dụng của nguồn tiếp nhận tại khu vực để xác định mức đạt chuẩn của việc xả thải.
 
Trách nhiệm của các cơ quan liên quan, bao gồm:
●      Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm công bố mục đích sử dụng nguồn nước và Hệ số Kq trong quy hoạch sử dụng nguồn nước, phân vùng tiếp nhận nước thải;
●      Cơ quan quản lý nhà nước về môi trường căn cứ vào đặc điểm, tính chất của nước thải công nghiệp và mục đích sử dụng của nguồn tiếp nhận để lựa chọn các thông số ô nhiễm đặc trưng, giá trị cơ bản quy định trong việc kiểm soát ô nhiễm môi trường.

Thủ tục xin giấy phép xả thải vào nguồn nước

Giấy phép xả thải vào nguồn nước là gì?

Trong quá trình sản xuất, kinh doanh, giấy phép xả thải được xem là một loại hồ sơ pháp lý của các cơ sở, doanh nghiệp.
 
 
Giấy phép xả thải vào nguồn nước đóng vai trò quan trọng giúp các doanh nghiệp - chủ nguồn thải không đủ khả năng xử lý nguồn nước thải có thể chuyển giao phần trách nhiệm này cho nơi tiếp nhận giải quyết.

Tại sao cần phải xin giấy phép xả thải vào nguồn nước?

Viếc cấp giấy phép xả thải vào nguồn nước giúp các cơ quan địa phương dễ dàng xác nhận được nguồn xả thải đến từ đâu chất lượng của nước thải, và nguồn tiếp nhận nước thải, từ đó thuận lợi hơn cho quá trình đối chiếu, kiểm soát lưu vực.

Các trường hợp cần xin giấy phép xả thải vào nguồn nước

Đối với mọi cá nhân và tổ chức trong hay ngoài nước có hoạt động xả thải vào nguồn nước với lưu lượng nước từ 10 m3/ ngày đêm đều có trách nhiệm lập hồ sơ thủ tục xin cấp giấy phép xả thải vào nguồn nước.

Quy trình xin cấp giấy phép xả thải

●      Cơ quan có thẩm quyền tiến hành khảo sát thực tế tại cơ sở, doanh nghiệp, thu thập các dữ liệu cơ bản phục vụ việc lập hồ sơ
●      Tìm hiểu, xác định các yếu tố gây ô nhiễm: nguồn khí thải, nguồn nước thải, các chất thải rắn….
●      Đánh giá mức độ tác động của các nguồn ô nhiễm tại dự án tới các yếu tố tài nguyên và môi trường
●      Trên cơ sở các yếu tố dự tính của dự án: xác định nhu cầu sử dụng nước và ước tính mức độ xả thải vào nguồn nước, thực tế nguồn thải nước thải, hệ thống xử lý nước thải, tiến hành lấy mẫu nước về phòng thử nghiệm để phân tích.
●      Đưa ra các biện pháp giảm thiểu, xử lý các tác nhân gây ô nhiễm vào nguồn thải nước.
●      Tổng hợp hoàn thiện báo cáo và nộp lên cơ quan quản lý tiếp nhận, thẩm xét và cấp phép.

Hồ sơ cần có khi lập hồ sơ xin cấp giấy phép xả thải

- Đơn đề nghị cấp giấy phép xả thải vào nguồn nước
 
- Bản đề án xả nước thải vào nguồn nước:
●      Trường hợp dự án chưa đi vào hoạt động: thì phải gửi kèm theo bản quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải.
●      Trường hợp dự án đang hoạt động, đang xả nước thải vào nguồn nước: phải bổ sung thêm bản báo cáo thực trạng việc xả nước thải.
 
- Kết quả phân tích mẫu nước (tại nguồn tiếp nhận, trước khi xả thải, khi đã được xử lý) không vượt quá ba (03) tháng tính tới thời điểm nộp hồ sơ.
 
- Sơ đồ vị trí của khu vực xả nước thải
●      Trường hợp chưa có biện pháp về công trình thực hiện xả nước thải vào nguồn nước: thì hồ sơ đề nghị xin cấp giấy phép sẽ phải được nộp trong thời điểm chuẩn bị đầu tư.
●      Trường hợp nằm trong phạm vi đối tượng xin cấp lại hoặc xin gia hạn thêm giấy phép xả nước thải vào nguồn tiếp nhận nước thải: phải nộp cùng bản gốc giấy phép xả thải đã được cấp phép trước đó.

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ xin cấp giấy phép xả thải

Tùy thuộc vào lưu lượng nguồn xả thải, mà cá nhân hay tổ chức có thể lựa chọn cơ quan chức năng phì hợp để xin cấp giấy phép xả thải:
●      Bộ Tài nguyên và môi trường: phê duyệt cho nguồn xả thải có lưu lượng từ 5m3/ngày đêm trở lên.
●      Sở Tài nguyên và môi trường địa phương: phê duyệt cho nguồn xả thải có lưu lượng dưới 5m3/ngày đêm.
 
Việc tuân thủ mọi quy định về xả thải vào nguồn nước giúp mọi cá nhân hay tổ chức xử lý nguồn nước thải một cách đúng đắn, góp phần bảo vệ môi trường cũng như nguồn tài nguyên nước.
 
Đại Nam hi vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho quý khách hàng trong quá trình thực hiện báo cáo xả thải cũng như xả thải ra môi trường tự nhiên.
 
Mọi thắc mắc và yêu cầu được giải đáp về vấn đề Giải Pháp Môi Trường quý khách hàng vui lòng liên hệ thông qua hotline 0909378796 để được tư vấn chi tiết!

THÔNG TIN LIÊN HỆ