Các ngành công nghiệp dần phát triển nhanh chóng và tăng vọt trong những năm gần đây. Do đó, quy trình xử lý nước thải khu công nghiệp sẽ là mối ưu tiên hàng đầu của các nhà kinh doanh. Nếu không xử lý được vấn đề này ổn thoả sẽ mang lại rất nhiều rắc rối, thậm chí là dính đến pháp luật. Chính vì vậy, Môi trường Đại Nam sẽ sơ lược chi tiết về quy trình, các phương pháp xử lý nước thải và phân loại nguồn nước ngay sau đây.
1. Nguồn gốc của nước thải công nghiệp
Với thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã đánh dấu nền công nghiệp tại Việt Nam đã vươn mình trở thành các vùng kinh tế trọng điểm. Không chỉ đáp ứng nhu cầu xuất-nhập khẩu trong và ngoài nước mà ngành này đã tạo được công ăn việc làm cho hàng triệu người dan.
Tuy nhiên, khi nhìn vào mặt trái vấn đề thì có thể nhận thấy ngay các khu công nghiệp dù phát triển mạnh mẽ nhưng lại tạo ra hàng loạt các tác động xấu đến môi trường, Hằng năm, số lượng rác - chất thải lên đến con số hàng triệu nhưng ty lệ tái tạo được chỉ đạt khoảng 27%.
Quy trình xử lý nước thải khu công nghiệp không giống với xử lý nước thải sinh hoạt hay xử lý nước thải sản xuất thông thường. Bởi ngoài việc xử lý nước thải từ quá trình hoạt động của máy móc còn phải xử lý nước thải sinh hoạt từ các khu văn phòng, khu sinh hoạt của công nhân viên.
Chính vì vậy, nước thải sinh ra tại các khu công nghiệp thường có khối lượng lớn và thành phần phức tạp. Tuỳ vào loại hình công nghiệp, sản xuất mà đặc trưng nước thải sẽ khác nhau, ví dụ nước thải nhà máy nước ngọt sẽ khác nước thải nhà máy sản xuất giấy.
2. Các phương pháp xử lý nước thải khu công nghiệp
Hiện có 3 phương pháp xử lý nước thải khu công nghiệp phổ biến là vật lý, hóa học và sinh học. Tùy thuộc vào đặc tính từng nước thải, quy mô của từng khu công nghiệp sẽ lựa chọn phương pháp xử lý phù hợp nhất.
-
Nước thải sinh hoạt: của cán bộ công nhân viên trong các khu vực vệ sinh, nhà bếp, khu văn phòng… Nguồn nước thải sinh hoạt này thường chứa một số các chất như: hóa chất tẩy rửa, vi sinh vật, vi khuẩn, BOD5, COD… Đây là các chất vô cùng độc hại và gây ra một số bệnh: giun sán, virus, các bệnh liên quan đến hệ hô hấp và tiêu hóa.
-
Nước thải từ quá trình sản xuất công nghiệp: tùy thuộc vào từng ngành sản xuất thì thành phần nước thải này sẽ có đặc trưng riêng.
-
Công nghiệp thực phẩm: BOD, chất rắn lơ lửng, các loại thuốc trừ sâu độc hại, hormone tăng trưởng, màu vật chất, axit hoặc kiềm,…
-
Nhà máy điện: các chất rắn lơ lửng: thủy ngân, chì, Crom, selen, asen, cadimi, hoặc lưu huỳnh dạng khí, trơ đáy và tro bay,…
-
Sắt và công nghiệp thép: các sản phẩm khí hóa: naphthalene, benzen, xyanua, amoniac, phenol, cresol, anthracene,…các chất ô nhiễm: dầu mỡ động vật, các hạt rắn, axit sunfuric, axit hydrochloric,…đây đều là các chất phát sinh trong quá trình nung, sản xuất, tẩy rửa và xử lý bề mặt.
-
Công nghiệp giấy và bột giấy: TSS, BOD, chloroform, furan, dioxin, phenol, COD và các chất rắn lơ lửng.
-
Dầu công nghiệp: Bao gồm các lĩnh vực như rửa xe, nhà kho chứa nhiên liệu, nhà xưởng, trung tâm giao thông vận tải, nhà máy phát điện,…Nước thải từ các khu vực này thường chứa: các dung môi, dầu nhờn, sạn, chất tẩy rửa và hydrocacbon.
Tổng hợp các loại hình nước thải hiện có
3. Quy trình xử lý nước thải khu công nghiệp
Nước thải từ các khu công nghiệp nếu không được xử lý đạt chuẩn sẽ gây tác hại rất nghiêm trọng đến môi trường xung quanh cũng như đến sức khỏe của con người, do vậy các khu công nghiệp bắt buộc phải chấp nhận đầu tư một hệ thống xử lý nước thải công nghiệp đạt chuẩn để giải quyết vấn đề này. Vậy đối với quy trình này sẽ gồm các bước sau:
3.1 Thu thập và chuẩn bị xử lý
Nước thải từ các nhà máy sản xuất công nghiệp được thu thập và đưa vào hệ thống xử lý. Trong bước này, nước thải sẽ được xử lý để loại bỏ các chất rắn lớn, dầu mỡ và các chất độc hại như kim loại nặng. Các bộ lọc và hệ thống cô lập sẽ được áp dụng trong quá trình này.
3.2 Xử lý vật lý
Sau đó, nước thải đi qua bước xử lý vật lý để loại bỏ các chất rắn nhỏ hơn và tinh chế nước. Các phương pháp vật lý có thể bao gồm lọc cát, lọc than hoạt tính, và lọc siêu mảnh (microfiltration hoặc ultrafiltration).
3.3 Xử lý hóa học
Nước thải sau khi được xử lý vật lý thường chứa các chất hữu cơ đơn giản đến phức tạp và chúng cần được loại bỏ tại bước này. Các chất flocculant hoặc kết tủa được thêm để xảy ra phản ứng kết tụ và lắng xuống. Nước thải cũng được xử lý bằng các chất oxy hóa như ozon hoặc clo để phân hủy các chất hữu cơ.
3.4 Xử lý sinh học
Phần lớn, quá trình xử lý sinh học sử dụng vi sinh để loại bỏ các chất hữu cơ và hữu cơ phức tạp từ nước thải. Các phương pháp sinh học bao gồm quá trình oxy hóa sinh học (aerobic biodegradation) và quá trình khử oxy hóa sinh học (anaerobic biodegradation).
3.5 Xử lý Bùn
Bùn được sinh ra trong quá trình xử lý nước thải khu công nghiệp và chúng cần được xử lý riêng biệt. Bùn sẽ được loại bỏ bằng cách khử nước (dewatering) để làm giảm độ ẩm. Sau đó doanh nghiệp có thể tái sử dụng hoặc loại bỏ theo cách an toàn hơn.
3.6 Khử mùi và theo dõi
Trong một số trường hợp, nước thải cần phải loại bỏ mùi hôi không mong muốn trước khi được xả ra môi trường tự nhiên. Tiếp đó, quá trình kiểm soát chất lượng sẽ được thực hiện ngay để đảm bảo rằng nước thải được xử lý đúng cách và đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường và an toàn. Các thông số như pH, lưu lượng và hàm lượng chất ô nhiễm được theo dõi và kiểm soát chặt chẽ.
Với nhiều năm làm việc trong ngành xử lý nước thải và sở hữu đội ngũ chuyên gia kỹ thuật giàu kinh nghiệm, Công ty TNHH Giải pháp Môi trường Đại Nam đã tư vấn, thiết kế, thi công các công trình quy trình xử lý nước thải khu công nghiệp đạt chuẩn với chi phí tối ưu nhất cho nhiều doanh nghiệp trên cả nước.
Quá trình thực hiện xử lý nước thải khu công nghiệp mới nhất
CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP MÔI TRƯỜNG ĐẠI NAM
HOTLINE: 0909 378 796
ĐỊA CHỈ: 144 CHU VĂN AN , PHƯƠNG 26, QUẬN BÌNH THẠNH, TP. HỒ CHÍ MINH